Nguyệt San Số 8



 

Trần Dạ Từ:
**Lời GT của V.T :  Trần Dạ Từ là một trong những nhà thơ bị chế độ CSVN bỏ tù với tội danh : Người biệt kích cầm bút, với bản án 12 năm tù từ 1976 đến 1988. Thơ Trần Dạ Từ mang tính trử tình có phản phất khung cảnh quê hương đẹp đẻ:
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.

Rồi trong tình yêu, nụ hôn của nhà thơ cũng vương vấn ngoại cảnh với cỏ cây, hoa lá:
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.

** Sơ lược tiểu sử

      Trần Dạ Từ (1940), real name Lê Hạ Vĩnh, is a poet, editor and publisher of Việt Báo, a newspaper based in Southern California.
      He was born in Hải Dương, northern Vietnam. In 1954, during the partition of the country, he went to Saigon, where he became a journalist and prominent poet. During 1963, he was jailed by the Ngô Đình Diệm government for his dissident views, then imprisoned for 12 years by the Communists from 1976-1988, after the collapse of South Vietnam. His wife, the famous novelist and poet Nhã Ca, the only South Vietnamese female writer among 10 black-listed as "cultural guerrillas" by the Communist regime, was also imprisoned from 1976-1977. In 1989, a year after Trần Dạ Từ was released from prison, the couple and their children received political asylum from the Swedish government, but later moved to the US and now live in Southern California.
His poetry—most notably the 4,000-line "The Stone that Generates Fire" ("Hòn Đá Làm Ra Lửa"), was translated by Cuong Nguyen and featured in Writers and Artists in Vietnamese Gulag, eds. Nguyễn Ngọc Bích and Ruth Talovich (Century Publishing House: 1990). The seminal poem "Tặng Vật Tỏ Tình" has been translated variously into English as "Gifts as Tokens of Love" (Huỳnh Sanh Thông), "Love Tokens" (Linh Dinh), and "A Gift of Barbed Wire" (unknown translator, but used as title of a book by Robert S. McKelvey about America's abandoned allies in South Vietnam, published by University of Washington Press in 2002). "Gifts as Tokens of Love", "Drinking Song" ("Bài Hát Mời Rượu"), and "The New Lullaby" ("Lời Ru Mới")--all from Declaration of Love in the Night--were translated by Huỳnh Sanh Thông and appeared in An Anthology of Vietnamese Poems, ed. Huỳnh Sanh Thông (Yale University Press: 1996); and From Both Sides Now, the Poetry of the Vietnam War and its Aftermath, ed. Philip Mahony (Scribner: 1998).
        The critic Đinh Từ Bích Thúy writes, "Like most South Vietnamese writers of the same generation, i.e., Doãn Quốc Sỹ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Trần Dạ Từ considered himself 'old before his time' because of the time he lived in. His generation's literary outputs were seen as too solipsistic, too philosophical, too 'existentially ambivalent,' in Nguyễn Bá Chung's description. From the Communist perspective, which only allowed a state-sanctioned mode of expression in the North, Trần Dạ Từ and his urbane, subversive, chain-smoking circle of friends were simply dismissed as too full of themselves and too negative to divert or prevent the U.S. imperialist policy in the South." Although somewhat neglected for a time, it's becoming clearer than ever that Trần Dạ Từ's one of the leading Vietnamese poets of his generation.
Linh Dinh started this entry.

Nụ Hôn Đầu
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.

**Nguyễn Hưng Quốc phân tích bài thơ Nụ Hôn Đầu như sau:

      “Nụ hôn đầu” là một trong những bài thơ tình hay của Trần Dạ Từ. Nó vượt qua hai thử thách cực lớn: thơ tình và là thơ tình được viết bằng thể lục bát.
Bài thơ được mở đầu bằng một khung cảnh tuyệt đẹp:
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.
     Vừa là ngoại cảnh vừa là tâm cảnh. Ngoại cảnh: nơi nhà thơ, lần đầu tiên trong đời, cúi xuống hôn lên đôi môi một người con gái, là dưới những tàng phượng vĩ huy hoàng, trong khu vườn xanh, trên bãi cỏ biếc và giữa buổi trưa vàng nắng. Chung quanh hai người, những tiếng ve kêu rộn rã.
      Nhưng ngoại cảnh ấy cũng chính là tâm cảnh, hay có khi, chỉ thuần là tâm cảnh. Những màu sắc rực rỡ kia chính là tâm trạng ngây ngất yêu đời của một thanh niên bắt đầu yêu người. Và cả tiếng ve nữa. Không nhất thiết phải là tiếng ve kêu thật. Có khi chỉ là những tiếng ngân xôn xao của một trái tim đang rạo rực tình yêu và hạnh phúc. Nhớ thơ Huy Cận, ngày xưa:
Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường
Anh hãy bận hồn em màu sáng chói
Anh có biết, hôm nay là ngày hội
Của lòng ta. Em trần thiết, trang hoàng.
      Dù là ngoại cảnh kết hợp với tâm cảnh hay chỉ là tâm cảnh, đoạn thơ trên của Trần Dạ Từ cũng phác hoạ lại một sự thực đã thuộc về quá khứ xa xăm. Đoạn thơ thứ hai bắt đầu pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái thực và cái ảo:
Trên môi ta, vạn đoá hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời.
      Hai câu trên là ảo giác lúc hôn. Hai câu dưới là ảo giác sau khi hôn. Cái có thật là hương vị hạnh phúc vẫn còn ngọt ngào trên đôi môi nhà thơ. Đến đoạn thứ ba, hoàn toàn là hiện tại nhưng tất cả lại là hư ảo:
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.
      Hư ảo vì mất mát. Mất mát vì xa cách. Người con gái được tác giả gọi là “em” ở đoạn thơ thứ hai, đến đây, biến thành “người”, “nhớ thương người”, một cách bâng quơ và mơ hồ. Một hình dáng cụ thể đã bắt đầu nhạt nhoà trong cái ý niệm “người” trừu tượng ấy. Người con gái của mối tình đầu đã bị tan chìm trong thế giới lấp lánh kỷ niệm của một thời đã qua.
      Rồi “môi hôn” biến thành “môi ai”. Môi đã lìa khỏi môi để đậu trên từng chùm phượng vĩ.
Câu thứ ba của đoạn thơ này hoàn toàn giống câu thứ ba của đoạn thơ thứ nhất, chỉ có một chi tiết nhỏ thay đổi: “Trưa vàng” ở vị trí cuối câu được đẩy lên vị trí đầu câu. Lý do đầu tiên chắc chắn là vấn đề hiệp vần. Nhưng có lẽ đó không phải là lý do duy nhất.
      Thử so sánh hai câu trên mà xem. Có sự khác biệt khá xa trong nhạc điệu. “Vàng” và “xanh” đều là âm bằng. Nhưng “vàng”, với dấu huyền, thành nặng hơn, trầm hơn. Tưởng tượng câu thơ “Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh” là một đòn cân. “Trưa vàng” hơi trĩu xuống, gần mặt đất. “Vườn xanh” nhẹ thênh, bay bềnh lên cao, xa ngoài tầm tay.
      Ở vị trí đầu câu, “trưa vàng”, do đó, có âm hưởng lắng hơn. Nó không còn là buổi trưa nắng vàng cụ thể nữa. Ngờ như nó đã trở thành một thời khoảng trong đời người, cái thời khoảng, từ đó, nhà thơ nhìn lại, ngậm ngùi nhớ và tiếc kỷ niệm “cỏ biếc, vườn xanh”, hay nói cách khác, kỷ niệm “biết yêu người thuở mười lăm”, như một câu thơ khác, cũng của Trần Dạ Từ.
      Hư ảo vì mất mát. Nhưng hư ảo cũng còn là vì nhà thơ không đành tâm với sự mất mát. Ông cố níu giữ cái mà ông vĩnh viễn không còn. Người con gái không còn. Nụ hôn không còn. Thì nhà thơ giữ lại những tiếng ve kêu, những chùm phượng đỏ. Tiếng ve và hoa phượng là sự thực, đang trong hiện tại, hoàn toàn cụ thể, thế nhưng, tất cả đều bị nhà thơ ảo hoá trong cái thế giới kỷ niệm của riêng ông. Tiếng ve hiện tại thành “tiếng ve mùa cũ”. Cành phượng bây giờ thành những “cành phượng xưa”.
      Mất mát, nhớ tiếc và ảo hoá hiện thực thành kỷ niệm: đó là ba nét nổi bật nhất trong dòng thơ về tình yêu và tuổi trẻ của Trần Dạ Từ. Những bài thơ khác nhau về đối tượng, về giọng điệu vẫn gặp gỡ nhau ở một điểm chung. Là mất mát trong cuộc sống. Là nhớ tiếc trong tâm hồn. Và là ảo hoá thành kỷ niệm trong động tác thơ:
Lá rụng bao nhiêu hè phố cũ
Sao nghe lòng rưng rưng nhớ người
(Khi em mười sáu)

Khi Em Mười Sáu
Cho tôi xin nửa bóng trăng ngoài
Với nửa mùa thu trong mắt ai
Lá rụng bao nhiêu hè phố cũ
Sao nghe lòng rưng rưng nhớ người.

Đêm biếc cành xoan, đỏ giấc mơ
Đầu hiên hoa trắng nở bao giờ
Em mười sáu tuổi, trăng mười sáu
Áo lụa phơi buồn sân gió xưa.

Tôi dối lòng tôi đêm sắp tàn
Đêm tàn để lạnh giấc mơ em
Để bàn tay gối sầu trên ngực
Và gió thu đầy trong mắt trăng.

Tôi nhủ lòng tôi trăng sắp mờ
Trăng mờ em sẽ thấy bơ vơ
Sẽ thương cho những con đường cũ
Và nhớ bao nhiêu lối hẹn hò.

Nhưng hẳn là em không nhớ đâu
Giấc mơ còn mát ánh trăng sầu
Hoa còn thơm tuổi đời trên má
Mùi áo còn say muôn kiếp sau

Lòng nhớ, lòng thương, lòng ngại ngùng
Bây giờ tôi cách núi xa sông
Bài thơ từ thuở trăng mười sáu
Mười sáu trăng chờ em biết không

Tôi dối lòng tôi bao nhiêu lần
Bao nhiêu lần trăng vẫn là trăng
Lòng nhớ, lòng thương, lòng sắp khóc
Đêm chưa tàn đâu, đừng nói năng.

Mộng Đời

Hoa và trái một đêm nào thức dậy,
Nghe mộng đời xao-xuyến giấc xuân xanh
Con đường đó một đêm nào trở lại
Cùng gío mưa phùn trên cánh tay anh

Hoa bỗng nở và trái sầu bỗng chín
Tim xa-xưa còn đó chút trông-chờ
Màu thơ dại vẫn tươi màu kỷ-niệm
Bóng cây nào ôm mãi mắt hư-vô

Tháng giêng đó, anh mỉm cười bước tới
Khi yêu em tay cũng mở như lòng
Môi Thần-Thánh biết gì đâu tội-lỗi
Lối đi nào ngây-ngất bước song-song ?

Anh sẽ nhắc trong những tàn phai ấy
Đêm hoàng-lan thơm đến ngọt vai mình
Ai sẽ biểu trong một lần trở lại
Hoàng-lan xưa còn nức-nở hồn anh

Tháng Giêng hết thôi giận hờn đã muộn
Khi xa em, vai mới biết đau buồn
Tơ gấm biếc nào nâng từng bước chậm
Trả giùm tôi về những dấu chân chim

Hoa và trái đêm nay đây thức dậy
Ôi mộng đời em hiểu chữ xuân-xanh
Con đường đó đêm này đây trở lại
Cùng gío mưa phùn buốt cánh tay anh ...