Nguyệt San Số 36


Nỗi Buồn Trong Tim
Tác giả: Thanh Vân
Thể loại: Truyện ngắn   

     Bây giờ thì tôi đã có thể kể lại mọi chuyện. Tôi sẽ cố gắng viết hết sức mình . Tôi đã mất năm năm để tìm cách để có thể kể lại làm sao cho đầy đủ, chính xác. Năm năm đã qua từ khi tôi cầm con dao trên tay cho đến khi tay tôi cầm  lại được ngòi bút.
    Đó là một buổi chiều mùa Hè , chiều đó người anh họ của tôi đãi tiệc và chế nhạo tôi. Anh chế nhạo tôi vì tôi không chịu rời khỏi cái cửa sổ và làm như tôi muốn thu hết cả thành phố, hết những cao ốc, hết những ánh đèn rực rỡ đến tận chân trời ngòai kia vào trong đôi mắt.
- Dũng ơi, đừng đứng hoài trước cửa sổ như vậy- Anh Nguyên nói với tôi- thành phố sẽ không biến đi mất đâu!
Anh cười lớn và các bạn của anh cũng cười theo.
-Chắc cu cậu sợ chính cu cậu phải ra đi- Tiến nói lớn- Chắc cậu ta sợ bị cảnh sát bắt và gởi trả về lại Việt Nam.
    Tôi xoay người lại nhìn họ. Khi đó ruột tôi như thắt lại. Đúng là tôi sợ như vậy thật, chuyện mà anh Nguyên cho là khùng điên. Anh thường nói với tôi:"Bây giờ em đang ở đây thì em cứ học tiếng Mỹ cho thật giỏi rồi mọi chuyện sẽ êm đẹp".
-Tôi đã gặp nhiều thằng ngố- Tân lên tiếng- nhưng chưa có thằng ngố naò như thằng này....
- Thằng đó là em của tôi- Anh Nguyên nói lớn.
Anh không còn cười nữa, anh cúi xuống nhìn Tân, cái nhìn như có vẻ giận dỗi.
- Đụợc rồi, được rồi! Tân cười giảng hòa.
    Rồi họ lại nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ. Tôi cố gắng lắng tai nghe, cố gắng hiểu những gì họ nói, nhưng tôi chẳng hiểu gì nhiều. Họ uống rượu đế, cũng cái thứ rượu tôi uống ở quê nhà, ở cái tỉnh Hội An xa xôi, tận miền Trung đất cần sỏi đá của nước Việt Nam bên kia bờ Đại Dương. Căn phòng thơm lừng mùi rượu, mùi tỏi ớt như ngày xưa... Nhưng thành phố này không giống tỉnh Hội An của tôi chút nào hết.
Tôi im lặng nhìn LOs Angeles, những cây dừa cao vời vợi, những hàng dài vô tận của những hàng xe nối đuôi nhau và những người  và người qua lại. Tôi không thể nào tưởng tượng được trên đời sống lại có nhiều người đến thế.
    Anh Nguyên của tôi không thể nào hiểu được sự may mắn của anh. Hai đứa tôi cùng mười bảy tuổi- thật ra anh còn kém tôi ba tháng- nhưng hiện anh đang có một phòng riêng cho anh , một phòng thật lớn trong đó có  giường, có bàn ghế, anh có thể tiếp bạn bè của anh mà không làm phiền đến người nào trong nhà.. Và anh lại có áo quần thật đẹp. Anh và bạn bè của anh đều bận áo khoác ngoài bằng da màu đen sang trọng có thêu hình con hổ sau lưng với hàng chử Nhớ Rừng. Chúng ta sẽ cùng vào rừng làm bạn với hổ- Anh Nguyên thường nói một cách đùa cợt.
-Này Dũng ơi- Anh Nguyên nói với tôi- uống ly rượu cho ấm đi.
Tôi lắc đầu:
- Để khi khác.
- Nó đang say ánh đèn- Tân nói lớn.
    Anh ta lại cười và Tiến cười theo. Người anh họ của tôi không nhếch mép. Một phút sau hai người kia cũng ngưng cười và không ai nói thêm một tiếng nào nữa.
Vậy là tôi ở đây đã hai tuần. Mười lăm ngày trôi qua từ khi tôi bước lên máy bay rời khỏi Việt Nam và đặt chân đến phi trường LOs Angeles. Bây giờ tôi thấy Việt Nam sao xa thật xa, mịt mù trong quá khứ. Tôi khó mà tin rằng nơi đó, mẹ và các em tôi đang chìm trong giấc ngủ như mọi ngày, và chắc họ đang tự hỏi không hiểu giờ này tôi đang ở đâu và đang làm gì...Qua cửa sổ, tôi nhìn qua mái ngói căn  nhà đối diện, bên kia con đường Springs.Tôi thấy những căn chung cư cao ngất và từng đoàn xe hơi nối đuôi nhau trên xa lộ. Tôi đã tự hứa với mình là sẽ không bao giờ trở lại cái thành phố Hội An nghèo khổ, có thể, khi nào tôi có tiền, tôi sẽ trở lại đem mẹ và các em qua ở với tôi.Trong khi tôi đang mơ mộng đến một ngày nào đó tôi có thể gởi tiền về cho mẹ tôi thì có tiếng gỏ cửa. Tất cả bạn của anh Nguyên đều gỏ cửa như vậy: hai cái ngắn, ngưng, xong  rồi hai cái nữa.- Cứ vào! anh Nguyên lớn tiếng.
    Cửa mở và một người bạn khác của anh Nguyên - dáng cục súc và lùn- tên Sang bước vào. Tôi hơi lo lắng khi thấy anh ta vì tôi không thích anh. Tôi không bao giờ nói chuyện với anh Nguyên, tôi có quyền gì mà phê bình bạn của anh ấy, nhưng Sang có một cái nhìn gian trá, một cái miệng hiểm độc, anh hay gọi các cô gái là "điếm"- không chỉ những  cô gáiở trong nhà bác Tám mà tất cả những cô gái anh trông thấy. Có một buổi sáng kia tôi nghe anh gọi em gái của anh Nguyên tên Hà như vậy. Bích Hà là một cô gái đứng đắn, cô không bao giờ cười khi nghe người khác phái khen cô. Sang đã có lần muốn ôm Hà vào lòng và đã bị cô này co chân đá cho mấy cái nên thân rồi dọa  mách lại anh Nguyên . Sang vừa cười lớn vừa bỏ đi.
- Bộ các bạn không biết làm cái gì khác hay sao? Sang nó lớn- ngồi vòng tròn uống rượu như mấy ông già!
-Anh muốn chúng tôi đi xưng tội ở nhà thờ hay sao? anh Nguyên trả lời.
    Mọi người đều bật cười lớn. Vì lịch sự tôi cũng cười theo nhưng thật tình tôi không hiểu câu đùa ấy có ý nghĩa gì .Sang ngồi phịch xuống giường cạnh anh Nguyên và đưa tay lấy chai rượu.
- Có người cho tôi hay về một buổi khiêu vũ gia đình - Sang nói- Nghe nói đồ ăn nhiều lắm  và khách của họ không thể nào ăn hết nếu không có tụi mình đến ăn phụ.
- Ở nhà ai vậy? Anh Nguyên hỏi- ở nhà một tên trong nhóm Gấu trắngà?
- Trời bửa nay nóng quá, đánh nhau không khoái- Tiến vừa nói vừa lấy chai rượu.
- Không- Sang trả lời- không tụi Gấu trắng không dính  chi đến chuyện này. Đây là một dạ vũ tư gia. Tụi Nam Kỳ! anh biết thằng Phước chứ? Nó ở đường 60 đó.
- Ý kiến hay đó!-Tân tiếp lời-Bọn nó thấy mình chắc khoái lắm.
- Đúng vậy! Sang nói lón- Khoái là cái chắc.
Tiến mặc lại cái áo choàng màu đen mà anh cởi ra trước đây khi anh than nóng.
- Vậy thì đi, còn chờ gì nữa?anh hỏi lớn.
Anh  Nguyên hơi ngập ngừng. Anh xoay lại nhìn tôi xong nhìn các bạn anh.
- Còn Dũng thì sao?
- Ờ, thì cho nó đi theo luôn-Sang vừa nói vừa quay người nhìn tôi.
-Nè nhỏ, muốn đi dự tiệc sinh nhật hay không?một bửa tiệc kiểu Mỹ một trăm phần trăm.
-  Một buổi tiệc vui hả?
- Ờ đúng vậy! Một bửa tiệc vui!
Anh ta trả lời tôi với một nụ cười mà tôi không thể nào thương được. Nhưng nghĩ lại, cái gì Sang làm cũng khó thương hết.
- Tôi cũng thích đi dự lắm!- tôi trả lời.
    Anh Nguyên ngập ngừng  xong anh đi mở tủ lấy ra một  cái áo khoác bằng da đen . Một cánh tay áo đã rách và màu áo không còn mới nữa nhưng sau lưng  có cái hình con hổ và chử Nhớ Rừng .
- Tôi giữ lại cái áo này thật đúng - anh Nguyên nói- Nè Dũng mặc nó  vào đi.!
    Cái áo hơi chật ở vai nhưng tôi không để ý lắm.Tôi kéo giây éclair lên để cài chiếc áo và nhìn nhìn mình trong gương gần ở tủ.Bây giờ tôi cũng có vẻ Việt KIều lắm. Lần đầu tiên tôi thấy mình như...Mỹ.
- Thôi đi- Sang nói lớn.
Ở phòng bên cạnh bác Thu đang sắp xếp bát đĩa của bửa ăn tối vào trong tủ. Bích Hà đứng bên cạnh bác và nhìn chúng tôi đăm đăm.
- Chào cưng của anh- Sang chào bằng tiếng Mỹ.
Bích Hà nghiêm mặt và nhìn vào từng đứa chúng tôi. Tia nhìn của nàng phớt qua Tân, Tiến, anh Nguyên xong dừng lại nơi tôi.
- Bộ anh Dũng đi với bọn họ à?nàng mở lớn mắt nhìn tôi.
Tôi không hiểu sao giọng nói của nàng buồn quá vậy.
- Ừ, tụi anh đi dự tiệc- Tôi trả lời Bích Hà.
    Nàng cầm tay tôi,Tay nàng mềm mại dịu dàng. Bích Hà xinh đẹp đến nhức mắt, nàng đang ở lứa tuổi của một cô gái nhỏ đang biến thành thiếu nữ.Người nàng thơm lừng mùi xà phòng và nước hoa cọng thêm một
mùi hương thật nhẹ nhàng làm cho tôi nhớ đến những nữ sinh áo trắng ở quê nhà.
- Đừng đi anh Dũng ơi!
Sang bật cười lớn. Bác Thu quay người lại phía anh như muốn nói một cái gì nhưng ngừng kịp. Bà lắc đầu và nhìn đi chổ khác.
-Em đi với tụi anh không Hà? Tôi hỏi cô gái.
- Không!
Nàng thả tay tôi ra và xoay mặt đi chổ khác .Anh Nguyên đi ra cửa, mặt  bối rối.
- Thôiđi! anh nói lón.
    Tôi đi theo họ ra ngoài đường. Tôi thích Bích Hà đi cùng chúng tôi nhưng có lẻ những cô gái trẻ không quen đi dự tiệc. Tôi chưa biết nhiều về những tục lệ của LOs Angeles.
Người anh họ của tôi vẫn lái xe một cách làm tôi vô cùng sợ hãi. Anh cứ bám thật gần đuôi của những chiếc xe khác làm cho những người lái xe đó tức giận, họ vừa bấm còi vừa chửi thề vung vít. Nhưng đã hai tuần trôi qua nên tôi cũng quen thuộc được phần nào.
Cuối đường là một căn nhà có đèn màu giăng mắc khắp nơi. Tiếng nhạc thoát ra từ những cánh cửa sổ mở rộng, tiếng nhạc ồn ào, lạ lẩm khác với nhạc Việt Nam nên tôi nghe chưa quen tai. Tôi nghe vọng ra tiếng cười đùa của đàn ông, đàn bà và tôi tiếc là không có Bích Hà đi theo. Ờ biết đâu những người đàn bà này không đứng đắn, có thể họ từ nhà bác Tám đến cũng có.
- Chiếc xe trước mặt là xe thằng Phong- Sang nói với anh Nguyên- Tôi nói nó đợi bọn mình ở đây với tụi Đànẵng. Đi bảy tám người yên bụng hơn.
    Anh Nguyên đậu xe lại và chúng tôi bước xuống đi về phía căn nhà có tiếng cười và tiếng nhạc vọng ra. Ba thanh niên khác xuống chiếc xe ở trước mặt chúng tôi và cùng đi chung. Họ cũng mặc những chiếc áo khoác màu đỏ và thêu sau lưng hình con  hổ và hai chử Nhớ Rừng.
- Minh có kêu cửa hay không?- một người hỏi chúng tôi.
- Không-Sang trả lời- mình cứ vô thẳng trong nhà,
    Anh ta mở cửa và tôi bước theo anh, tay tôi xốc lại cái áo khoác ngoài  vì hai vai hơi chật. Khi đó tôi chỉ trông thấy một căn phòng rất rộng, giống như mấy căn phòng tôi thấy chiếu trên màn ảnh vô tuyến truyền hình. Bàn ghế được dẹp vô sát tường và nhiều cặp trai gái đang ôm nhau khiêu vũ. Những người con gái mặc áo đủ màu đủ kiểu và họ đông quá  nên tôi không thể đếm hay nhìn cùng một lúc được.Những người khác đẩy tôi qua một bên để bước vào phòng.Tôi thì đứng ở ngưởng cửa, mắt mở to nhìn xung quanh, ngạc nhiên vô cùng tận. Tôi không  thể ngờ có một buổi tiệc huy hoàng như vậy.Tôi cũng không thể tưởng tượng trên đời lại có một căn nhà sang trọng như căn nhà này trừ phi ở Hồ ly vọng: sàn nhà bằng gổ bóng loáng, những chiếc cửa sổ thật rộng chiếm nguyên cả một bờ tường và ở ngoài kia là một cái sân to với một hồ bơi nước xanh trong vắt.
    Tôi cũng không biết tôi đứng sững nhìn như vậy trong bao lâu thì tiếng nhạc trong phòng chợt ngưng lại. Một cặp đang khiêu vũ trông thấy chúng tôi nên không nhảy nữa, rồi một cặp khác cũng vậy. Một phút trước căn phòng rộn rã tiếng cười nói nhưng khi họ quay lại nhìn thấy chúng tôi, tất cả đều im lặng.
-  Chuyện gì vậy?-tôi hỏi bằng tiếng Việt.
Không ai trả lời tôi cả.
    Sang băng ngang qua căn phòng, tiến đến chiếc bàn lớn kê sát tường ở phía bên kia. Mọi người đều tránh qua một bên để cho anh ta tiến đến cái bàn đựng đầy thức ăn  và đủ thứ nước uống.
    Cuối phòng, một thanh niên chăm chú nhìn Sang đi tới phía mình. Anh đứng chung với một cô gái nhưng tôi không trông thấy rõ mặt cô vì cô đứng núp sau lưng người thanh niên.
- Hê, mạnh khoẻ chứ Hùng? Sang nói lớn.
- Anh đến đây làm gì?
    Với chút vốn Anh Văn tui học được khi còn ở Việt Nam tôi cũng hiểu anh này muốn nói gì.Nhưng tôi chỉ không hiểu tại sao giong anh lại  có vẻ căng thẳng như vậy.- Tụi tôi không nhận được giấy mời, anh Hùng ạ. Nhưng tụi tôi nghĩ anh quên mà thôi.Tôi biết  anhcần tụi tôi....
    Sự im lặng nặng nề đến nổi tôi nghe cả tiếng nước bắn lên từ hồ bơi ngoài xa khi có người nhảy xuống. Người này đã làm cho hai cô gái  ngồi bên hồ bị ướt nên họ đồng loạt cười lớn. Không ai nhìn vào trong nhà, họ không biết  chúng tôi đang có mặt trong phòng khách.
- Được rồi Sang, được rồi, không sao!
    Người thanh niên bước qua một bên và đưa tay chỉ về chiếc bàn đựng thức ăn. Trên bàn có đầy những món ăn ngon lành như giò chả, nem, thịt nguội, không thiếu một thứ gì. Có nhiều món tôi chưa trông thấy bao giờ.
- Mời anh! Xin cứ tự nhiên.
Anh Nguyên đưa tay lấy một cái chả giò và lon bia đựng trong thùng nước đá.
- Cám ơn anh, đó là ý định của chúng tôi khi đến đây! anh Nguyên trả lời.
    Giọng nói của anh khác xa giọng nói của anh thường ngày, nó có vẻ cục súc, khô khan. Chắc anh cũng đang bị khớp như tôi. Tôi cũng thấy được an ủi phần nào khi trông thấy anh Nguyên, người đã được sinh ra tại Los Angeles cũng cảm thấy mất tự nhiên trong một căn nhà như thế này. Tôi tươi cười nói với một cặp trai gái đứng gần:
- Chào các bạn. Tôi là Dũng.
    Tôi hơi ngại ngùng vì chưa quen nói tiếng Mỹ.  Người con gái lùi lại một bước. Người thanh niên, cao và gầy, chừng mười bảy tuổi như tôi, trả lời nho nhỏ "chào" xong nhìn đi chổ khác, làm như tôi không có mặt ở đó. Cái cục trên cổ của anh chạy lên chạy xuống thật nhanh....
    Một ông và một bà đứng tuổi đi vào phòng bằng một cái cửa ở bên hông, gần nơi Sang đang đứng. Người đàn ông để tay lên vai Hùng.
- Tôi là cha của Hùng- ông nói lón- Các bạn đang ở trong nhà tôi . Hình như chúng tôi không mời các bạn đến dự tiệc ngày hôm nay.
Giọng ông vang vang thật lớn trong sự im lặng của căn phòng.
- Ồ không sao đâu thưa ông-Sang trả lời- Chúng tôi không để ý đến chuyện đó đâu.
Người đàn bà bước gần đến cái điện thoại mắc trên tường gần bàn ăn. Sang chận bà ta lại. Hắn cười và chưa bao giờ tôi trông thấy hắn vui vẻ như vậy. Hắn thọc tay vào túi quần và rút ra con dao sáng loáng.
Người đàn bà cứng người lại, bà nấc lên  một tiếng xong bước dật lùi đến gần người đàn ông.
- Đừng hoảng hốt Tuyết- ông này nói nhỏ..
    Lưởi dao bật ra trong tay của Sang. Sự im lặng trong phòng trở nên nặng nề hơn.Tôi hơi giật mình vì tôi đã từng trông thấy Sang nghịch bằng con dao. Hắn hay đùa với nó và nhiều khi ném nó lên tường.Nhưng thường hắn chỉ mở ra đóng lại con dao mà thôi.
- Bà muốn gọi điện thoại hở bà?Bộ bà không tiếc khi phải ngưng buổi tiệc  này hay sao?
Nói xong hắn lấy tay trái cầm giây điện thoại lên.
-Bà đồng ý với tôi là không nên gián đoạn cuộc vui phải không? hắn nói tiếp.
Hắn lấy dao cắt ngay sợi dây. Hai mủi dây rơi xuống đất.Tại sao hắn lại làm như vậy/ Tôi không hiểu chi cả,... tôi thật tình không hiểu.
- Hảy vặn nhạc lên chứ- Sang hét lớn- Mời các bạn ra khiêu vũ hết cho vui.
    Anh Nguyên kéo tay người con gái đứng cạnh anh ra giữa phòng. Người thanh niên đứng cạnh nàng tính cự nự nhưng rồi bước  sang một bên.Tiếng nhạc nổi lên. Bây giờ là đúng tiếng nhạc Việt Nam mà tôi ưa thích.Người con gái có vẻ phản đối nên bước những bước cứng ngắt nhưng anh Nguyên nhảy thật tuyệt vời. Anh bước những bước thật bay bướm và kéo cô gái theo anh. Những cặp khác đứng xa xa và nhìn nhiều hơn là khiêu vũ. Tôi biết chắc ai cũng đứng tim khi nhìn anh Nguyên biểu diễn như vậy.
    Một lúc sau, Tân, Tiến, Phong và vài cặp khác cũng nhập cuộc. Sang thì vẫn đứng cạnh bàn ăn. Hắn đang nói gì với vợ chồng chủ nhà nhưng nhạc lớn quá nên tôi không nghe được gì.Sau cùng nó nhìn những người còn đứng ở góc tường và nó lớn:
- Hê hê cái lủ vô dụng kia. Ra khiêu vũ đi chứ,sao đứng như trời trồng vậy?
Vậy là tất cả mọi người đều bước ra sàn nhảy nhưng không khí không còn như khi chúng tôi mới bước vào.Chẳng ai cười nói gì cả. Tôi nghĩ mọi người đều ngán Sang và cây dao của hắn.
Tôi nhìn cô gái mà tui vừa chào cách đây mấy phút, cô ta có vẻ sợ hãi nhưng người thanh niên đứng cạnh  đẩy nàng sang tôi.
- Đi, nhảy đi, đừng làm nó sùng!
    Tôi nhảy hết bản nhạc với nàng nhưng không có gì thích thú. Tôi có cảm thưởng như đang ôm một khúc cây. Cô gái này chắc chắn không ở trọ tại nhà bác Tám. Cô ta lạnh lùng quá. Tôi thử mời cô khác nhưng cũng không có gì khá hơn. Tôi tiếc thầm phải chi Bích Hà có mặt ở đây. Tôi đoán là nàng chưa bao giờ được mời đến những buổi khiêu vũ như thế này.
Một lúc sau thì tôi chán khiêu vũ, càng ở lâu tôi càng thất vọng. Trước đó căn nhà vang  vọng tiếng cười nói. Có lẽ chúng tôi không đến đây thì hơn. Chắc họ không muốn có sự hiện diện của chúng tôi.
    Nghĩ vậy nên tôi cảm thấy chán nản. Chiếc áo khoác màu đỏ cũng không làm cho tôi vui hơn.Tôi liền đi ra ngoài sân, tôi đi ngang qua bà chủ  nhà, hình như bà bị ốm.Mặt bà tái mét. Khi ra đến ngoài thì tôi cảm thấy hình như có chuyện gì không hay đang xảy ra nhưng tôi không biết là chuyện gì.
Hồ bơi trống trơn. Những thanh niên và  thiếu nữ đứng tụm lại ở một góc sân. Và tôi chợt trông thấy Sang. Hắn đứng phía bên kia hồ bơi, cạnh một dãy phòng nhỏ. Hắn đứng gần một cô gái.
 Anh Nguyên đang khiêu vũ. Tôi không muốn phá rầy anh. Tân và Tiến cũng đang ở ngoài sàn nhảy. Nhưng buổi tiệc không có gì hấp dẫn, nó thiếu không khí thân mật của một buổi khiêu vũ tại gia. Đây không phải là chổ của tôi.
    Tôi muốn báo cho người nào đó là tôi đi về để anh Nguyên khỏi phải lo lắng về sự vắng mặt của tôi. Nghĩ vậy nên tôi liền đi  về phía Sang. Tôi không thích gì nó nhưng nó ở gần tôi nhất.
Trong khi tôi đang đi tới thì Sang mở cửa môt căn phòng và kéo theo cô gái. Cô gái la lên nhưng ngừng ngay, hình như Sang đã lấy tay bịt miệng cô lại.Tôi quay lại nhìn nhóm thanh niên Nam nữ, họ đứng xa quá nên chẳng trông thấy gì.
    Tôi tự hỏi không biết mình phải nên làm gì. Những chuyện như vậy, chắc hay xảy ra ở những buỏi khiêu vũ gia đình ở Los Angeles. Nhưng nó cũng làm cho tôi nhạc nhiên. Anh Nguyên không bao giờ lôi kéo một cô gái nào nhất là khi cô ấy đang khóc.Tôi chợt nhớ đến hôm Bích Hà thật tức giận khi bị Sang ôm vào lòng.
- Ê- tôi la lón- Sang!
Căn phòng không có khóa , tôi đẩy cửa và bước vào.Ở trong đó tối đen. Tôi chỉ thấy  dáng  hai bóng người đang vật lộn ở cuối phòng.Tôi bước vào và nghe tiếng cô gái la cầu cứu.
- Buông cô ấy ra! tôi nói với Sang
- Đừng dính vô chuyện của tao,- Sang  nỏí!
Bây giờ thì tôi nhìn thấy rõ ràng hơn . Sang đang để một tay trên miệng cô ta, tay kia nó quặt tay cô gái ra sau lưng.
- Cút đi- anh nói với tôi
- Buông cô ấy ra đã!
- Mày đừng lo cho cô này, chỉ là một con điếm!
- Vậy tại sao cô ta khóc?
    Tôi tiến lại gần hai người.Tôi biết cãi nhau với Sang chỉ bằng thừa.Tôi phải buộc anh ta làm sao buông cô gái ra cái đã. Chiếc aó của nàng bị rách một đường dài từ vai tới bụng, ngực nàng bị lộ ra ngoài mà nàng không biết. Nhình hình dáng mảnh mai của cô gái tôi biết ngay cô ta lhông phải là một "con điếm" như Sang nói với tôi. Đó chỉ là một đứa con gái nhỏ....Cô ta bật khóc rưng rức. Nàng lấy tay che ngực và ngồi thu mình thật xa chúng tôi.
Tôi chẳng cần gì đếm xỉa đến con dao mà cứ tiến tới phía trước. Tôi không cần suy nghĩ nhiều, đối với một người như Sang tô không cần cân nhắc phải trái.Nó là một đứa hung dữ và chắc chắn là một kẻ xấu xa.Tôi phải cứu đứa con gái.
Sang vung dao lên. Tôi cười lớn. Tôi đã từng xử dụng dao quen thuộc khi tôi còn đi làm rẩy ở Hội An.
    Tôi nhảy qua một bên.Con dao đâm hụt tôi nhưng nó cũng làm rách mất tay áo của cái áo màu đỏ.Không để cho  Sang có dịp vung dao lên lần  thứ hai, một tay tôi nắm lấy ngay cườm tay của nó tay kia tôi chụp cánh tay của nó và xô nó ngã ra phía trước.
    Nó té xuống đất và hét lên. Tôi cũng không rõ tôi có bẻ tay nó hay không. Tôi không thèm để ý đến chuyện đó.
- Khi nào muốn đánh lộn bằng dao thì phải học cách xữ dụng nó cái  đã,- Tôi nói với Sang.
Trong làng tôi ngày trước có ít nhất cả chục người xử dụng dao giỏi hơn Sang.Tôi cũng giỏi hơn nó vậy mà tôi đâu có thích đánh lộn.
    Thằng Sang nằm rền rỉ dưới nền nhà. Tôi cúi xuống lượm con dao lên, đóng nó lại và bỏ vào túi quần. Tôi lại gần đứa con gái và đưa tay ra cho nó. Nó xích ta xa, khoang hay tay trước ngực và khóc không ngừng. Tôi cúi xuống  nhấc thằng Sang dậy, kéo nó ra ngoài sân  và vất nó xuống  đất như vất một đống rác.
    Ông bà chủ nhà đi đến gần chúng tôi trước nhất và họ nhìn thắng Sang với đôi mắt ngạc nhiên.Một phút sau mấy người đang khiêu vũ cũng đi đến  và sau cùng mọi người đều đi đến cạnh hồ bơi.
-Tôi rất ân hân, thằng này muốn làm hại cô con gái kia.
Cô này đi theo tôi ra ngoài và tròn mắt nhìn thằng  Sang, hai tay cô vẫn túm lấy vạt áo rách. Tôi vui mừng khi thấy cô đã ngừng khóc. Tôi ghét nhìn thấy con gái khóc lóc.
Lẫn lộn trong đám đông anh Nguyên đăm đăm nhìn tôi. Nét mặt anh có gì là la, làm như anh không bằng lòng tôi một chuyện gì đó.
-Thôi chúng mình đi khỏi nơi đây đi anh! tôi nói với anh Nguyên. Chắc bây giờ không ai thích bọn mình ở đây nữa đâu.
    Anh Nguyên biến mất khỏi đám đông. Tôi nhìn chung quanh và chẳng thấy cái áo đỏ nào ...ngoài cái thằng Sang đang mặc trên người. Tôi không biết mình có nên đi khỏi nhà này  và tìm đường về lại nhà anh Nguyên hay phải ở lại với thằng Sang.
Tôi còn đang suy nghĩ thì có tiếng còi cảnh sát hụ lên rên rỉ, Rồi chỉ chớp mắt sau   cảnh sát đã vô đầy nhà và họ đang tiến lại gần tôi.Tôi chợt thấy lo sợ. Chắc họ đến bắt tôi để trục xuất tôi về lại Viêt Nam. Tôi muốn bỏ chạy nhưng vách tường bao bọc hồ bơi cao quá và không có lối thoát ngoại trừ tôi chạy băng ngang những người cảnh sát mặc đồng phục đang chỉa mủi súng về phía tôi.
    Tôi tuyệt vọng nhìn lại căn nhà lộng lẫy và những cô gái ăn mặc sang trọng, tươi trẻ rồi tôi nghĩ thầm "Nếu họ tống mình về nước thì không khi nào mình còn thấy lại những cảnh như thế nàynữa. Không bao giờ nữa!
- Đừng sợ gì hết-ông chủ nhà nói với tôi-Tôi sẽ kể lại cho họ nghe những gì anh đã làm. Tôi sẽ nói là anh bảo vệ chúng tôi!
Tôi không hiểu ông ta muốn nói gì. Tôi đứng đó giữa những người đồng hương nhưng "như Mỹ" đang tò mò ngắm nhìn tôi, họ nói chuyện với nhau thật nhanh làm tôi không thể nào hiểu nổi.Rồi cảnh sát bao vây quanh tôi. Một ông chụp lấy tay tôi:
- Anh này đi ngay!
Những thanh niên và thiếu nữ đứng dạt ra  nhường chổ cho chúng tôi đi qua. Tôi nghe tiếng thằng Sang vừa rên rỉ vừa chưởi thề sau lưng tôi. Tôi cảm thấy thật xấu hổ.
-Tôi xin lổi- tôi nói với tất cả mọi người-Tôi tiếc cho bửa tiệc của các bạn.
Không có ai trả lời tôi cả.
    Trong chiếc xe cảnh sát đưa chúng tôi về bót, Sang quay mặt lại với tôi.Tôi cũng chỉ muốn như thế, hắn đã gây ra bao nhiêu phiền phức cho tôi rồi.Với cái còng ở tay tôi có cảm tưởng như mình đã phạm  một tội gì to lớn lắm và phải bị trừng phạt nặng nề.Một chuyện còn nặng hơn là chuyện giả mạo giấy tờ đoàn tụ với gia đình anh Nguyên để  được qua Mỹ. Chiếc xe cảnh sát đi trên xa lộ và thành phố Los Angeles hiện ra trước mắt tôi. Và đèn cũa bót cảnh sát cũng hiện ra ngay đó. Tôi chỉ muốn nhảy ra khỏi xe va chạy về phía thành phố, chạy hoài chạy mãi nhưng chuyện đó không thể nào làm được.
    Vào bên trong, hai người cảnh sát đưa tôi đến một căn phòng nhỏ . Không có Sang đi theo.Họ bắt đầu hỏi tôi về những chuyện đã xảy ra. Nhưng họ hỏi nhanh quá tôi không tài nào hiểu nổi. Tôi  liền lắc đầu..
- Đi kiếm ngay Trung đến đây- một trong hai người nói lớn- Anh ta sẽ nói tiếng Việt với nó vậy.
    Tôi không biết mình phải làm gì. Tôi không hiểu có nên nói về Sang với họ hay không. Dù sao nó cũng là một người bạn của anh Nguyên.
Cửa mở ra và gia đình chủ nhà bước vào với đứa con trai. Tôi cúi mặt nhìn xuống tay.Ông chủ nhà bước đến gần tôi:
-Tôi muốn đến cám ơn anh- ông nói-Tôi sẽ cố hết sức giúp đở anh, anh đừng lo.
- Cô gái có khoẻ không, thưa ông?
- Em nó thật lo sợ. Cứ nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có anh cứu nó..
    Tôi cúi gục đầu xuống. Tôi thấy Bích Hà đang tránh Sang, Bích Hà luôn luồn tìm cách trốn tránh Sang. Khi nào nó đến nhà  mà không có anh Nguyên  Bích Hà bỏ đi chổ khác ngay.
- Nó là một tên xấu xa-tôi trả lời.
Vừa khi đó thì một cảnh sát viên bước vào và đến gần tôi.Anh ta người Việt giống tôi.Tôi thật an lòng khi trông thấy anh.
- Ồ đúng vậy, hắn là một tên xấu xa.-Anh nói bằng tiếng Việt.
Anh liền hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra và tôi kể lại hết cho anh nghe. Nguời cảnh sát Việt Nam này không giống như những người cảnh sát khác.Anh không cộc cằn thô lổ, anh không la hét. Anh chỉ gạt đầu và  nói tới nói lui:
-Tôi hiểu, tôi hiểu vì sao anh làm như vậy.....Ờ tôi hiểu....
    Tôi cảm thấy nhẹ  nhõm sau khi đã nói hết với anh và tôi cũng hết lo sợ khi bị nhốt một mình trong một phòng giam, như vậy   tôi khỏi nghe tiếng chửi bới của Sang.
Ngày hôm sau, cả gia đình tôi đến thăm: Anh Nguyên, Bích Hà, Bác Thu.
    Bác Thu khóc lớn khi trông thấy tôi, Bích Hà thì đến gần song sắt chia cách tôi với người đến thăm để cầm lấy tay tôi. Những ngón tay của nàng lạnh cóng.
-Trời...anh Dũng. Em đã khuyên anh đừng đi dự tiệc.
- Em khuyên anh thật đúng.
Bích Hà thật đẹp, đẹp hơn những cô gái tôi trông thấy ngày hôm qua . Tôi thật đau lòng khi trông thấy nàng khóc lóc vì tôi.
- Nhưng em cứ nghĩ  đến chuyện gì sẽ xảy ra nếu chiều hôm qua  nếu không có anh. Em cũng biết Sang sẽ làm gì rồi.
- Em không cần biết- Nàng khóc lón.-Em không cần biết chuyện gì hết....
Nàng xoay người lại và đến ngồi gần Bác Thu. Đến lượt anh Nguyên tiến đến bên tôi. Từ nảy giờ anh chỉ đứng xa nhìn tôi và Bích Hà.
- Chắc em vui lòng lắm hả Dũng! anh nói với tôi- Em tôi, em họ của tôi.
Tôi nhìn anh không hiểu chuyện gì.
- Sang sẽ bị ra Tòa-anh nói tiếp-Tôi chắc em biết chuyện đó chứ?
    Tôi lắc đầu. Tôi không biết chuyện đó thật, nhưng như vậy thì tốt lắm rồi. Phải ngăn cản những người xấu xa như Sang không cho họ hại người khác nữa chứ.
- Chúng tôi đã chạy giấy tờ cho em qua Mỹ- anh Nguyên nói tiếp- chúng tôi đã cho em một gia đình. Chúng tôi làm vậy vì em là người trong nhà.
Anh nhổ nước bọt xuống đất:
- Em chỉ là một tên di cư lậu, em chỉ là vậy, biết rõ chưa? Em chỉ là một con chuột chết đi can thiệp  vào những chuyện mà em chẳng liên quan và hiểu biết gì hết.
    Cái nhìn của anh thật độc ác, không giống cái nhìn thường ngày mà tôi đã biết. Làm như anh thù ghét tôi và có thể giết chết tôi.
- Mày đã phản bội- Anh gằn tiếng và đổi giọng với tôi- Coi như mày may mắn sẽ được trục xuất khỏi nước này và về lại Việt Nam. Tại vì nếu mày còn ở lại đây mày sẽ bị chết sớm. Mày có hiểu như vậy hay không?
Khi đó tôi chỉ hiểu có một chuyện là tôi sẽ bị trục xuất mà thôi. Đó là chuyện tôi lo sợ từ đầu và khi bị cảnh sát còng tay.
-Tôi xin lổi- tôi nói thầm-nếu tôi làm thiệt hại đến người nào thì tôi đành chỉ biết xin lổi mà thôi...
Anh Nguyên đã xây mặt bỏ đi. Nhưng anh chợt quay người lại và đến gần song sắt:
- Còn cái áo khoác! anh nói- trả lại cho tau, mày nghe chưa?Tau không hiểu tại sao tao lại cho mày mượn cái áo đó, đồ....
Tôi cổi áo ra-mặc dù nó đã cũ và bị dao của thằng Sang làm rách một đường dài ở tay- tôi vẫn thích mặc nó.
- Liệng nó xuống dưới đất! anh Nguyên nói-Tao chỉ muốn không thấy mày mặc nó khi người ta đưa mày ra máy bay tống về Việt Nam.
    Tôi bỏ cái áo xuống đất. Tôi muốn giải thích thật nhiều nhưng tôi không nói được.Tôi không hiểu tục lệ Mỹ ra làm sao cả.Mà nếu tôi có hiểu đi nữa tôi cũng không tài nào giải thích được. Hình như anh Nguyên muốn tôi cứ để yên cho thằng Sang hiếp cô con gái của chủ nhà.Thật tình tôi không hiểu chuyện gì nữa hết.
Tôi nhìn Bích Hà đi sau lưng anh. Nàng không khóc nhưng nàng đứng thật thẳng , cứng ngắt như không muốn  cho nước mắt trào ra. Khi cai tù đến đưa tôi đi, nàng vẩy nhẹ như một lời từ giả.
-Vĩnh biệt Dũng- nàng thầm thì.
Không phải  một lời từ biệt thông thường  mà đúng là một lời vĩnh biệt, xa nhau mãi mãi.
- Vĩnh biệt Bích Hà!
    Khi  người ta đưa tôi và những người Việt phạm pháp lên máy bay để truc xuất về Việt Nam thì không có mặt Bích Hà trong đám người đưa tiễn. Máy bay từ từ cất cánh, tôi được ngồi gần cửa sổ, phi trường Los Angeles ở dưới rực rở ánh đèn. Thành phố ban đêm vẫn đầy sức sống, cái thành phố lộng lẩy tuyệt đẹp đó tôi sẽ không bao giờ được trông thấy một lần thứ hai.
     Tôi gục đầu xuống, nước mắt chảy dài. Tôi tiếc cho giấc mơ được sống ở Mỹ, có phương tiện vừa đi làm vừa đi học để một ngày kia có bằng cấp, có công ăn việc làm tốt, sẽ đem được Mẹ và các em qua sống với tôi....nhưng rồi tôi tự hỏi tôi có thể nào đứng im không can thiệp nếu một người đồng hương  của tôi làm hại một người khác cũng cùng chung giòng máu, rồi người Mỹ sẽ nghĩ  sao về dân tộc chúng tôi? Nước tôi bị cộng sản chiếm đóng nhưng dân tộc tôi không phải là một dân tộc hèn nhát, ăn hiếp người yếu, sợ kẻ mạnh....Rồi một ngày kia cộng sản sẽ bị tiêu diệt vì tôi vì dân tộc tôi vẫn nổi tiếng anh hùng...Những người hư hỏng như Sang phải bị trừng phạt để làm gương cho người  trẻ khác. Tôi bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ  vì tôi đã làm gian lận giấy tờnhưng những người còn trẻ như anh Nguyên, như Tiến, nhu Tân phải lợi dụng tuổi trẻ của mìnhvà hoàn cảnh dể dàng của đời sống bên Mỹ này để học hòi, để  tiến thân và đem lại sự hãnh diện cho đất nước, cho gia đình. Nếu họ cứ đi mãi theo con đường dễ dàng,lập băng đãng để ăn cướp người yếu dù họ cùng chung một màu da của mình  thì một ngày kia sẽ bị trừng phạt như Sang hoặc sẽ bị sát hại. Tôi nhớ một bài báo tôi đã đọc được khi ngồi trên máy bay qua Los Angeles cách đây không lâu, rằng ở Mỹ,nếu xâm nhập gia cư bất hợp pháp với vũ khí trên tay thì người chủ nhà có quyền đối phó lại bằng cách này hay cách khác, nếu họ có lỡ làm thiệt mạng người xâm phạm nhà họ, họ cũng được vô tội  vì họ chỉ tự vệ mà thôi!
Máy bay đã lên cao, tôi cảm thấy như tâm hồn nhẹ nhàng hơn, tôi tự hứa khi về lại Quê Hương tôi sẽ cố gắng trở nên người tốt, nhờ làm việc tốt nên tôi đã không bị tù tội như Sang. Ông bà chủ nhà và cô gái nhỏ đã ra Tòa làm chứng cho tôi và sau đó đã gởi  cho Mẹ và em tôi   thật nhiều quà bánh. Tôi mong anh Nguyên nhìn cảnh Sang bị xích tay ra Tòa, bị đi tù sẽ hối hận không giao du với bạn xấu nữa để cho Bích Hà và gia đình yên vui, và cho anh có một tương lai tươi sáng, một đời sống phong lưu. Tôi nhắm mắt lại, cầu nguyện thầm và giấc ngủ đã đến với tôi, êm đềm đầy hy vọng.

Thanh Vân