Nguyệt San Số 22


Chiều Xưa Nhạt Nắng
Tác giả: Duơng Đại Trường
Thể loại: Bút ký   

 Lời tòa soạn:
  Sau khi miền Nam Việt Nam bị CS Bắc Việt cưỡng chiếm. Những người lính VNCH đã bị tù đày gian khổ với mỹ từ: Học tập cải tạo.! Và những người dân Miền Nam giàu có bị tù đày với tội danh: Tư Sản Mại Bản!Sau khi mãn hạn tù, tất cả tài sản của họ bị tịch thu và gia đình họ bị chuyển đến những vùng đất hoang vu, đồng khô cỏ cháy...để khai khẩn đất hoang lập nghiệp.
  Tác giả của bài viết sau đây cũng là một nạn nhân trong hệ lụy nầy. Xin mời quí độc giả vào đọc bút ký với nhan đề Chiều Xưa Nhạt Nắng của Dương Đại Trường ...

Tâm lầm lủi bước đi trên con đường sỏi đá.! Buổi chiều le lói buồn, những chiếc bóng của hàng cây bên lề ngã dài trên con đường đất dẩn vào khu Kinh Tế Mới, làm cho tâm tư thêm lắng đọng. Đã hơn mười năm rồi.! Từ ngày gia đình Tâm bị đuổi về khu Kinh Tế Mới, với cái tên nghe như nổi trôi, mộc mạc và nghèo nàn: Khu Kinh Tế Mới Bà Bèo. Từ dạo đó đến nay, chưa một lần nào Tâm có được những nỗi vui trong lòng, dù nhỏ nhoi phút chốc.! Bởi vì gia đình Tâm bị kẻ chiến thắng mệnh danh Cách Mạng, gán cho tội danh Ngụy quyền và bị cưỡng bách đi Kinh Tế Mới. Tài sản đã bị chính quyền Cách Mạng tịch thu, giờ chỉ còn hai bàn tay không với những bộ quần áo cũ mèm!. Bản thân Tâm đã bị cải tạo gần sáu năm trời để tẩy nảo những tư tưởng mà chúng gọi là làm tay sai cho Mỹ Ngụy.! Cũng kể từ năm ấy, sau khi được phóng thích khỏi trại Cải Tạo, Tâm ít xuất hiện những nơi náo nhiệt hay tham dự tiệc tùng ở một vùng chó ăn đá gà ăn muối nầy.!
       Đối với Tâm bây giờ, cuộc đời mình như đang bị bao phủ bởi một vùng tối tăm nhất, mất định hướng về tương lai đời người.! Thời gian nơi đây trôi đi trong hiu quạnh, có thể nói là tẻ nhạt, buồn tênh.! Và Tâm chỉ biết mình có được niềm vui mỗi tháng hai lần, vào giữa tháng và đầu tháng. Những lần đó là dịp mang những sản phẩm do chính mình lao động làm ra, đem đến chợ nhỏ ngoài xã để trao đổi lấy gia dụng và mua gạo thóc cho gia đình. Mỗi lần như thế, Tâm cảm thấy được niềm vui nho nhỏ dâng lên trong lòng vì có dịp ngồi đôi tiếng đồng hồ để thưởng thức ly café mà lắm khi cả tháng trời chưa được uống. Chỉ ngần ấy thôi cũng ấm áp cỏi lòng, cũng được an ủi cho đời mình còn tí nhựa sống cho hết kiếp người. Nếu lần nào mang ra chợ nhiều hàng hóa để bán cho phiên chợ chiều thì Tâm ghé vào quán hủ tiếu của ông tư Còm nơi đầu chợ, gọi một tô rẻ nhất ăn cho đở lòng. Sở dỉ Tâm gọi một tô rẻ nhất là bởi vì đối với Tâm bây giờ, giá trị của đồng tiền đã tạo cho mình thành thói quen tiện tặn và tiết kiệm!
Chợ hôm nay thưa người mua sắm! Hàng hóa Tâm mang đến chợ không mấy nhiều như moị khi, nhưng còn thừa lại một số rau quả và hơn chục con vịt Tàu phải mang về nhà nuôi thêm vài tuần nữa cho phiên chợ tới. Nếu như thường lệ, với số lượng hàng hóa mà Tâm mang ra chợ như ngần ấy thì không thắm vào đâu cho những người ở Sài Gòn xuống thăm tù nhân nơi Trại Cải Tạo kinh 17, ghé qua chợ xã để mua lương thực cho thân nhân của mình. Bởi vì đầu tháng nầy, một số tù nhân chính trị bị chuyển trại đi nơi khác, và có lẽ đó là nguyên nhân làm cho phiên chợ chiều hôm nay bị vắng người mua.! Tâm thu xếp những hàng hóa còn thừa lại vào hai cái thúng rồi đặt gánh lên vai đi về..
Con đường trở về nhà hôm nay Tâm cảm thấy dài hơn mỗi khi.! Bởi do sự dư thừa hàng hóa mang về đã làm tâm lý của Tâm tạo thành cảm giác như thế. Qua khỏi chợ, không như lệ thường, Tâm đi một mạch về nhà bằng con đường lộ chánh.. Chiều nay, Tâm đi tắt băng ngang cánh đồng lau sậy, hầu để rút ngắn đọan đường đi gần phân nữa, nhưng đoạn đường đi tắt vất vả hơn vì phải lội qua các đầm lầy.. Đã sống hơn sáu năm trời nơi vùng Kinh Tế Mới! Những lần đi chợ hay đi trình diện chánh quyền địa phương khi còn bị quản chế, Tâm chỉ biết duy nhất con đường đất đỏ mang tên hương lộ Bà Bèo, và những bước chân dài âm thầm của Tâm trên đó! Nếu tính lại thì đã đi hàng chục ngàn cây số trong những năm tháng sống nơi vùng nầy.. Đi được hơn nữa đường, đến ngả ba Kinh 17, một đường về trại cải tạo Vườn Đào, lối kia về Xóm Mới có chừng mười mấy căn nhà lá được cất lên do những người bị đánh Tư Sản không còn mảnh đất cắm dùi đến ở và làm lại sự nghiệp. Tâm đặt gánh xuống ngồi nghỉ mệt giây lát để lấy sức đi thêm vài cây số nữa mới về tới nhà mình.
Chiều vắng lặng, âm thanh bản nhạc Bóng Nhỏ Đường Chiều từ chiếc máy hát ở phía kinh 17 đưa đến nghe lúc được lúc không, làm tâm tư của Tâm lắng đọng trong hoài niệm quá khứ của thời binh nghiệp. Để nghe rỏ hơn bản nhạc mình thích nghe ngày xưa,Tâm tò mò đi về hướng Kinh 17, nơi phát ra âm thanh, như được muốn nghe hết bản nhạc đang dấy động tâm tư mình, vốn đã ngũ vùi trong quá khứ xa xăm.Vừa đến trước cửa căn quán nhỏ bên đường, người thiếu phụ bên trong nói vọng ra như thói quen mời khách:
- Mời anh vào uống nước..
Tâm không trả lời, đặt gánh hàng hóa bên mé hiên quán, ngồi xuông chiếc ghế làm bằng tre xiêu vẹo hỏi:
- Quán của cô có bán nước đá trà không?
Người thiếu phụ hơi ngạc nhiên trước yêu cầu tầm thường của người khách, trả lời:
- Dạ có …nước ngọt, đá chanh, đá trà.. đủ thứ nước giải khát.
Trong khi người chủ quán đang làm ly nước đá trà, Tâm khẻ hỏi:
- Cô có thể cho tôi nghe lại bản nhạc khi nảy không?
- bản nhạc tên gì hả anh?
- Bóng Nhỏ Đường Chiều…
Như một sự chìu khách, người thiếu phụ đến bên chiếc cassett cũ kỷ đặt nơi quầy ,tìm bản nhạc, rewind lại rồi mở máy:
-**
Ai biết ai vì đời cùng ngược xuôi trên lối mòn, ngày anh 20 tuổi em đôi tám trăng tròn…. Thương nầy thưong cho bỏ lúc đợi chờ..
Tâm lặng nghe tiếng nhạc phát ra rè rè từ chiếc máy thâu băng cũ rích, mắt nhìn ra ngoài theo hướng cánh đồng lau sậy xa tít, vương vấn khói mù đang đốt đồng..Tâm miên man nhớ về một thời đã qua của ngày xưa khi còn trong quân ngũ. Cũng bản nhạc nầy, giọng hát liêu trai của ca sĩ Thanh Thúy cất lên nơi vũ trường Đêm Màu Hồng, trong những lần về phép cùng Hồng, người yêu đầu đời của mình, đi chơi cho đến nữa đêm về sáng..Lúc ấy, khi nghe xong bản nhạc nầy, Hồng hay véo vào má của mình nủng nịu:
- **Ta nhẹ dùi nhau trong tiếng thở. Thương nầy, thương cho bỏ lúc đợi chờ..
Mới đây mà đã hơn mười năm rồi!.Ngần ấy thời gian trôi qua như cơn gió lốc, cuốn đi bao nhiêu đổi thay của dòng đời. Bây giờ, Hồng đã nằm yên trong lòng đại dương sâu thẳm khi con tàu đi tìm tự do bị đắm chìm mang theo 382 thuyền nhân bất hạnh, trong số đó có Hồng.. Còn mình, bây giờ, một kẻ không còn gì tương lai.! Sống những tháng ngày khổ ải nơi vùng Kinh Tế Mới, chỉ mong trôi qua thời gian của một kiếp người.
Thấy Tâm ngồi yên không nói, nhìn xa xăm. Người chủ quán mở lời sả giao.:
- Nhà anh ở gần đây hả?
Tâm nhỏ nhẹ đáp:
- Cuối Xóm Mới..cách đây không xa..
- Anh tên gì?
- Tôi tênTâm…còn tên cô?
- Tên em là Ngọc Mai..
Ngừng một lúc rồi Tâm hỏi tiếp:
- Chắc Ngọc Mai ở nơi khác về đây sống phải không?
Hơi ngạc nhiên trong câu nói của Tâm, Ngọc Mai hỏi lại:
- Sao anh biết em từ nơi khác đến đây?
Không do dự Tâm trả lời:
- Vùng nầy, cư dân nơi đây không phải là Tư Sản Mại Bản thì cũng là Ngụy Quân, Nguỵ Quyền ...Nhà cửa bị nhà nước tịch thu rồi bị buộc rời bỏ thành phố về đây sống! Cái nơi mà chó ăn đá, gà ăn muối như thế nầy có mấy ai muốn đến đây sinh sống làm gì.!!
Nghe Tâm nói đúng tình cảnh, Ngọc Mai hỏi khẻ:
- Như vậy, anh thuộc diện nào?
Tâm đáp nhanh:
- Nguỵ Quân..
Nghe Tâm trả lời hai chữ Ngụy Quân, Ngọc Mai như có điều gì cảm thông với người đồng cảnh, nói lời tâm sự:
- Ngày trước, gia đình tôi ở Sài Gòn..Cha mẹ tôi là người Việt Gốc Hoa. Sau năm 1975, gia đình tôi bị đánh tư sản, cha và mẹ vì già yếu chịu không nổi cảnh khổ nơi lao lý nên bị chết trong tù, chồng tôi bị đưa đi miền Bắc, học tập cải tạo! Gần 5 năm sau, một người bạn của anh ấy được trả Tự Do, đến cho hay tin chồng tôi đã chết ở trại tù Hà Sơn Bình.
Nhắc đến chồng, khuôn mặt Ngọc Mai thoáng hiện nỗi buồn, lặng yên như đang nhớ về những ngày xưa của gia đình mình. Khuôn mặt trái xoan của người sương phụ có nét quí phái một thời vàng son quá khứ, bây giờ tàn phai với tháng năm nơi nước mặn đồng chua của vùng Kinh Tế Mới! Nhìn Ngọc Mai ngồi nơi góc quán trầm tư, Tâm thấy trong lòng mình dâng lên nỗi nhớ ngày xưa, nhất là về Hồng và những người bạn trong quân ngũ. Vì vóc dáng Ngọc Mai có những điểm giống Hồng như mái tóc đen huyền quá vai và đôi mắt tròn xoe long lanh sáng quắc. Tâm đang chăm chú ngắm nhìn Ngọc Mai, bất chợt nàng quay lại thấy ánh mắt của Tâm nhìn đăm đắm về mình, Ngọc Mai bẽn lẽn, nói duyên:
- Em quen lắm sao mà nhìn kỹ vậy?
Tâm sượng sùng ấp úng:
- Trông Mai hơi giống một người..
- Biết anh sẽ nói giống người yêu của anh chứ gì? Tâm lý chung của mấy anh khi tán tỉnh phái nữ thì thường hay nói giống người yêu mình.
Tâm cười mĩm đáp nhỏ:
- Không phải người yêu mà là vợ của tôi. Chúng tôi đã đám cưới trước ngày mất nước một tháng. Sau khi Miền Nam bị Cộng Sản cưởng chiếm, tôi bị bắt đi học tập Cải Tạo, trong thời gian tù đày nghe tin vợ tôi đã chết trên hành trình đi tìm tự do!
Ngừng giây phút, Tâm tiếp:
- Gia đình vợ tôi cũng là người Việt gốc Hoa, khi có chính sách đăng ký xuất cảnh đi nước ngoài, cả gia đình bên vợ tôi ghi tên trong chuyến đi bán chính thức… và bị chìm tàu chết trên biển.!
Ngọc Mai nhìn Tâm, thương hại hỏi:
- Khi đó, gia đình vợ anh không cho anh hay việc ra đi sao?
- Có chứ! Lần sau cùng đi thăm nuôi tôi nơi trại học tập cải tạo Hàm Tân, gia đình bên vợ có hỏi ý kiến của tôi..và vợ tôi muốn ở lại chờ tôi được trả tự do rồi tính sau… Nhưng tôi khuyên nàng có dịp thì cứ đi trước, khi tôi vê sẽ liệu, không ngờ ý kiến của tôi quyết định số mạng của người vợ hiền.!
Như cảm thương hoàn cảnh của Tâm, Ngọc Mai hỏi chia xẻ:
- Bây giờ anh sống với ai nơi nầy?
- Chỉ có tôi và người mẹ già. Cha tôi là quân nhân của QLVNCH chết trận vào năm 1972 nơi chiến trường An Lộc…
Nhắc đến đây, Tâm ngậm ngùi tâm sự về mình:
- Gia đình chỉ có tôi là đứa con duy nhất. Ba và mẹ tôi sống trong khu cư xá sĩ quan từ khi ba tôi được thăng chức trung tá. Thời đó chức vụ của ba tôi không mấy khó khăn để xin nhà trong khu cư xá sï quan Chí Hòa.Tôi thi đậu Tú Tài phần II, vào đại học được một năm rồi có lệnh tổng động viên vào trường Võ Khoa Thủ Đức, ra trường tôi được bổ nhiệm về đơn vị tác chiến thuộc sư đoàn 21 Bộ Binh cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Ngừng một lúc trong hoài niệm, thở dài như tiếc thương những gì đã đi qua đời mình, rồiTâm tiếp:
- Khi trở thành kẻ chiến bại, tôi bị bắt đi học tập gọi là tẩy nảo, tưởng đâu chừng vài tuần lể như chánh quyền CSVN đã nói, không ngờ kéo dài hơn sáu năm trời!. Được trả tự do, tôi về lại Sài Gòn thì mẹ tôi bị đuổi ra khỏi khu cư xá, sống tá túc nhà một người thuộc hạ của ba tôi khi còn sinh thời..Hoàn cảnh mẹ tôi lúc đó vẫn còn được may mắn hơn một số người cùng cảnh ngộ. Mẹ tôi gặp được một người ân nhân tốt, là thuộc hạ trung thành của ba tôi ngày xưa..
Nghe đến đây, Ngọc Mai xen vào nói khen:
- Chắc hồi đó ba và mẹ anh đối xử với anh ta tốt nên bây giờ trả ơn..
Tâm gật nhẹ đầu, kể sơ qua về người ân nhân của mẹ mình:
- Cũng là cái cơ duyên mà thôi..Khi ba tôi còn làm Quận Trưởng một quận ở Miền Tây, lính bộ binh khi đi hành quân có bắt một người tình nghi là Cộng Sản. Sau cuộc hành quân, họ giải giao người đó cho quận lỵ địa phương làm thủ tục giải đi tù. Trong mấy ngày tạm giữ ở quận, mẹ của anh ta đến thăm và gởi đồ ăn vào cho con..Chiều hôm đó, ba tôi đi họp ở tỉnh về, xe dừng lại chờ người lính gác cổng dở cây chắn cổng lên… Khi đó, ba tôi nhìn thấy một bà rất già ngồi bên hiên nhà gác, trên gò má nhăn nheo còn những giọt nước mắt..ba tôi xuống xe hỏi cho biết sự tình..Sau những lời nói chuyện với nhau, ba tôi đi vào trong dinh quận và quay lại nói vói với bà cụ một câu:
- Bà cụ về nhà đi..trời tối rồi, ngày mai con bà sẽ về.
Đúng như lời hứa với bà cụ, ba tôi ra lịnh thả anh Hoàng. Hơn một năm sau, anh Hoàng đến hạn tuổi quân dịch, bà cụ dắt đứa con mình đến quận của ba tôi xin cho con nhập ngũ, và ba tôi đã nhận anh Hoàng làm lính cận vệ cho đến khi ba tôi chết…
Nghe kể đến đây Ngọc Mai ngắt lời:
- Tôi nói với anh mà… Sống trên đời nầy người ta thường nói: Ơn đền, oán trả
- Có lẽ vậy.
Mãi mê kể chuyện xưa, Tâm giật mình hỏi vội:
- Mấy giờ rồi Ngọc Mai?
- Nhà em không có đồng hồ! Nhưng nhìn mặt trời bây giờ, độ khoảng 5 giơ chiều..
Tâm thở dài nói một câu than vản, đứng dậy đi về nhà:
- Mình sống vùng nầy nghèo đến nổi không có chiếc đồng hồ để biết thời gian!
Trời chiều, khói đốt đồng còn vươn vấn vài nơi, che nhạt mờ những tia nắng cuối ngày.Tâm vừa đi vừa suy nghĩ về Ngọc Mai, người sương phụ bất chợt gặp lần đầu và có cùng cảnh ngộ. Mấy năm nay, Tâm cứ tưởng nơi nầy mình là người bị dòng đời cuốn vào vùng lãng quên nghiệt ngã. Giờ đây có Ngọc Mai đồng cảnh với mình, xem như một phần an ủi cho người chọn nơi đây làm quê hương.Trong lòng của Tâm đang dâng lên niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, một thứ hạnh phút quí báu đả bị mất hút trong vùng bóng tối định mệnh...Tâm nuối tiếc cho giây phút ngắn ngủi lúc nảy, khi cùng Ngọc Mai chuyện trò. Nuối tiếc trong lòng là phải chăng trời đừng vội tối để cho mình được bơi lội trong những kỷ niệm khi có người đồng cảnh khơi lại..
Về tới nhà, Tâm thả vội những con vịt ế chợ hôm nay, cho nhập bầy và lùa vịt vào chuồng. Vừa bước vào nhà mẹ Tâm hỏi ngay:
- Sao con về trể vậy..?
Tâm hơi lúng túng đáp nhẹ:
- Vì con ghé thăm một người bạn...
Mẹ Tâm nghe nói vậy, biết con mình có điều gì dối với bà.! Vì theo bà biết, những tháng năm về đây sống, ngoài làm bạn với những con vịt và những luống hoa màu ra, thì Tâm không còn người bạn nào khác..Sự tự ti, mặc cảm của Tâm đối với đời đã cho bà nổi khổ tâm trong mười mấy năm qua.! Nhiều lần, bà khuyên Tâm nên tìm một người đàn bà độc thân nào đó lấy làm vợ mà cùng nhau lo cho tương lai. Nhưng mổi lần đề cập đến chuyện hôn nhân, bà chỉ nghe Tâm trả lời yêu với bà:
- Con sợ mang về cho mẹ một nàng dâu đanh đá, hiếp đáp mẹ chồng.
Đêm đã về khuya mà Tâm vẩn chưa chợp mắt, đầu óc cứ nghĩ quanh quẩn về hình ảnh của Hồng ngày xưa hiện về vài nét trên vóc dáng Ngọc Mai. Và ẩn hiện hằng chuỗi kỷ niệm của ngày tháng mới quen với Hồng trong những lần về phép khi còn là khóa sinh trong quân trường, những hôm đi vũ trường về khuya kéo lê bước chân dài trên hè phố nghe tiếng còi hụ giới nghiêm..Mẹ Tâm nghe tiếng con trai trở mình rồi thở dài, biết Tâm đang có tâm sự nên ngồi dậy thắp chiếc đèn dầu hỏi chuyện:
- Con có tâm sự gì nói mẹ nghe để giúp hộ cho..
Không để mẹ mình lo âu, Tâm vén mùng chui ra ngoài ngồi bên cạnh mẹ tâm tình:
- Hôm nay con tình cờ gặp một người đàn bà có nét giống vợ con ngày xưa..
Ngừng giây phút , Tâm nói tự trách:
- Phải chi hồi đó con ngăn cản không cho Hồng đi vựơt biển thì Hồng đâu có chết thảm!
Mẹ Tâm hiểu được nỗi lòng con mình nên nói khuyên:
- Ân tình của con đối với Hồng gần mười năm nay cũng đủ rồi. Người đã chết! Mẹ hiểu con không chịu đi lấy vợ trong thời gian qua là vì niềm ân hận nầy. Nhưng bây giờ con đã lớn, không suy nghi kỹ thì sẽ rơi vào cảnh cha già con muộn.
Tâm ngồi lặng thinh không nói lời nào..Mẹ Tâm hỏi tiếp:
- Cô ta gia thế ra sao?
- Thuộc diện Tư Sản Mại Bản.. Bị cách mạng tịch thu tất cả nhà cửa và bị đuổi ra khỏi thành phố Sài Gòn như gia đình chúng ta!
- Con chắc có cảm tình với cô ta chứ?
- Mới gặp nhau lần đầu mà mẹ…Cảm tình thì có rồi đó nhưng con giờ đây trắng tay, không hiểu người ta có chịu lấy con làm chồng hay không.?
Mẹ Tâm hiểu tánh tình con mình có tự ti mặc cảm cao nên nói phân tích:
- Con chưa dò hỏi, mở lời với người ta thì làm sao biết chịu hay không..Nghe con nói thì gia thế cô ta không phải sang giàu, đâu có gì cản trở hay môn đăng hộ đối so với gia đình chúng ta.?
Nói chuyện với Tâm nảy giờ bà mẹ hiểu được tiếng lòng của con mình thổn thức với cô bán quán bên bờ Kinh 17. Mẹ Tâm đứng dậy, thổi tắt chiếc đèn dầu rồi gịục con mình:
- Khuya rồi, ngủ đi con, ngày mai thả vịt lên đồng sớm..
Lệ thường, Tâm lùa đàn vịt đi ăn xung quanh khu vực gần nhà mình. Hôm nay, Tâm thức rất sớm, nấu cơm mang theo ăn bửa trưa. Ý định của Tâm là lùa đàn vịt băng đồng đến gần quán Ngọc Mai để có dịp ngồi nói chuyện xưa, tâm sự. gợi nhớ những kỷ niệm đã mất hút trong dòng đời. Từ ngày về sống nơi Xóm Mới, nguồn kinh tế chính yếu của gia đình Tâm chỉ trông vào những đàn vịt nuôi bán thịt. Cứ hết lứa vịt nầy đến lứa vịt khác, Tâm nuôi luân phiên để mỗi kỳ chợ giữa tháng và đầu tháng đều có vịt mang ra chợ bán. mỗi lứa vịt chừng 400 con. Những năm tháng sống nơi Xóm Mới, người cùng xóm thường gọi đùa Tâm là ông Thiếu Úy tiểu đoàn trưởng, bởi vì Tâm chi huy một đàn vịt 400 con, ngang cấp số của một tiểu đoàn. Có lần Tâm nói đùa với họ rằng:
- Bây giờ trở đi phải gọi tôi là Thiếu Tá.. cấp bực Thiếu Úy đã hơn mười năm rồi, vả lại tiểu đoàn trưởng phải là Thiếu Tá mới đúng cấp...
Không ngờ lời nói đùa ấy đã đến tai chính quyền địa phương, và Tâm bị công an gọi lên làm việc, bắt làm tờ kiểm điểm..Từ dạo đó, Tâm ngán ngẩm cho tình đời và không muốn tiếp xúc với ai nữa.
Đàn vịt được lùa tới những thửa ruộng gần quán Ngọc Mai, đã gặt xong mấy tuần trước, còn lác đác những bông lúa rày sót lại. Tâm lấy chiếc nón lá gắn lên cây gậy tre cắm trên bờ ruộng làm người bù nhìn, giữ cho đàn vịt không vượt qua những thửa ruộng còn lúa chin, rồi đi vào quán Ngọc Mai ngồi nghỉ. Vừa tới trước cửa, Ngọc Mai tươi cười hỏi:
- Hôm nay sao mà rảnh rổi đến đây..
Tâm chỉ tay về phía đàn vịt của mình đáp:
- Đang chăn vịt đấy chứ..
Ngọc mai tưởng Tâm đùa mình, nói diểu lại:
- Anh chăn vịt thì thiên hạ thất nghiệp..
- Không đùa Ngọc Mai đâu, đàn vịt của tôi ngoài đồng kìa. Ngọc Mai chưa biết thôi, chứ ở Xóm Mới ai không biết tôi nuôi vịt hơn sáu năm nay, kể từ ngày về đây cư ngụ.!
Nhìn thấy đàn vịt đang rỉa lông ngoài xa, Ngọc Mai mới thật sự tin lời nói của Tâm không dối mình. Ngồi nơi góc quán, Ngọc Mai nhìn ra phía cánh đồng nhạt nắng, đăm chiêu trong suy nghĩ. Trước mắt Ngọc Mai bây giờ, hình ảnh của Tâm chăn vịt đã làm cho mình rộn lên niềm xót xa, thương cảm.! Cái cảm giác nhè nhẹ pha lẫn trong thổn thức của con tim đang bị khuấy đông lên tình yêu vốn đã ngủ yên trong lòng mình tự thủơ nào..Rồi những chuỗi dài kỷ niệm của quá khứ hiện về trong lòng làm cho Ngọc Mai mơ ước đến ngày mai của mình. Sự ước mơ của Ngọc Mai rất giản dị, bình thường hơn tất cả.. Chỉ cần một người bạn đời như Tâm là tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho quảng đời còn lại của mình! Đang miên man trong mộng tưởng, Ngọc Mai bị ngừng lại suy nghỉ bởi câu hỏi của Tâm:
- Ngọc Mai về sống nơi nầy bao lâu rồi.?
- Đã gần 10 năm!.Từ thời điểm chính quyền CSVN đánh tư sản đợt đầu tiên. Ba và mẹ tôi bị nhốt vào tù, còn tôi và 2 đứa em bị đuổi về vùng Kinh Tế Mới nầy!
- Hai đứa em giờ ở đâu?
- Thằng em trai lấy vợ và theo về ở bên quê vợ…Đứa em gái đi làm lao động nơi Nông Trường kinh 17, cuối tuần về thăm nhà một lần.
Nghe Ngọc Mai kể về gia cảnh, Tâm nói trách:
- Cách Mạng hứa là sẽ đem no ấm, hạnh phúc cho người dân. Sao bây giờ người dân lầm than, khổ đau như thế.?
Nói đến đây, Tâm chợt nhớ chính mình cũng là kẻ bị chế độ kết tội tiếp tay với đế quốc Mỹ và bị bắt đi cải tạo một thời gian dài, bây giờ còn bị quản chế, ăn nói không giữ lời kẻo rước họa vào thân, nên nói sang chuyện khác:
- Ngọc Mai có bạn đời chưa?
- Bây giờ chạy gạo ăn từng bửa và lo cho mấy đứa em nên không nghỉ tới chuyện lấy chồng anh ơi. Vả lại, ngang tuổi với tôi có ai còn độc thân đâu..Có chăng đi nữa thì chỉ còn mấy anh bộ đội của ông Hồ, khác lý tưởng thì làm sao tôi ưng được.!
Nghe Ngọc Mai nói như vậy, Tâm đoán được phần nào nổi lòng của những người cùng cảnh ngộ và cùng chí hướng. Với Ngọc Mai, không phải là một bà huyện Thanh Quan hoài vọng triều Lê để rồi viết lên những vần thơ bất hủ, hay giữ lời thề thủ tiết thờ chồng cho hết kiếp người như nàng Vọng phu hóa đá… Nhưng dù sao đi nữa trong lòng nàng cũng có biên giới hận thù, vì chế độ hiện tại đã cướp đi những người thân trong gia đình nàng, đã cướp đi hạnh phúc vừa chớm nở tình chồng vợ của người đàn bà mới qua ngưỡng cửa hai mươi tuổi đời. Nghĩ vậy, Tâm chớm lời hỏi dò:
- Nếu bậy giờ có người nói lên tiếng lòng, thương Ngọc Mai..thì sao?
Đôi má ửng đỏ thẹn thùng, Ngọc Mai đáp nhỏ:
- Người ta thương mình thì…suy nghĩ lại xem là đối tượng nào chứ.?
Biết Tâm thố lộ tình yêu với mình, Ngọc Mai trong lòng không có sự phản đối, chối từ. Chính Ngọc Mai cũng có cảm tình với Tâm khi lần đầu gặp mặt.Tình yêu thương của hai người có lẽ đến với nhau từ sự trở về của những kỷ niệm quá khứ, một thứ kỷ niệm không bao giờ chết trong lòng khi mỗi người đã mang trên mình những vết thương thời đại.
Rồi tháng ngày trôi đi êm đềm, thơ mộng. Hai người quyết định kết hôn. Ngày đám cưới, nói đúng hơn là ra mắt họ hàng, chì vỏn vẹn vài người trong thân tộc. Lễ vật rất đơn sơ, không mâm trầu cau và trà rượu. Trên bàn thờ chỉ vỏn vẹn vài dĩa lòng vịt xào với đậu đủa, đặt truớc di ảnh người cha mặc bộ quân phục nhạt mờ áo trận..Trên ghế tre xộc xệch đặt giữa nhà có hai con vịt cánh tréo lại cúng đất đai, chỗ ở.. Đúng nghi thức và phong tục của tổ tiên. Mẹ Tâm đốt mấy nén hương cầm trên tay đứng trước bàn thờ chồng, lẩm bẩm vái:
- Hôm nay là ngày cưới vợ cho thằng Tâm, ông về chứng giám và phù hộ cho nó mạnh khoẻ, vợ chồng sống với nhau suốt đời, sớm cho tôi một đứa cháu trai nối dỏi tông đường….
Ngừng một chút rồi bà khấn nguyện tiếp;
- Nếu ông có linh thiên thì cũng phò hộ cho thằng Tâm tìm được cuộc sống mới, tự do hơn hiện tại.
Lời vái của mẹ Tâm bây giờ thành sự thật. Chuyến vượt biển của người bạn tổ chức, đã đưa Ngọc Mai và Tâm đến bến bờ tự do. Ngày ra đi, mẹ Tâm đã qua đời hơn tuần lể và Ngọc Mai mang thai 3 tháng. Bây giờ, sự nghiệp gia đình khá vững chắc, thằng cu Thông ngày rời bỏ quê hương còn là bào thai trong bụng mẹ, nay đã trở thành cậu sinh viên y khoa, một bác sĩ tương lai. Mỗi khi chiều về, ngồi nhìn những căn nhà kính trồng hoa màu (green houses) nơi nông trại của mình, Tâm hay nhớ về những ngày tháng nơi vùng Kinh Tế Mới.

Hơn hai mươi năm sống nơi xứ người, hồi tưởng lại những tháng ngày nơi Xóm Mới, như một cơn ác mộng đi qua trong đời mình! Có còn chăng vài kỷ niệm êm đềm của những chiều ngày xưa nhạt nắng. Nhất là những buổi chiều khi Tâm lùa đàn vịt về chuồng và dư âm bản nhạc Bóng Nhỏ Đường Chiều vang lên từ căn quán nhỏ thưa khách bên bờ Kinh 17.

Dương Đại Trường
Mùa đông tha hương