Nguyệt San Số 13


Di Chúc
Tác giả: Phạm Hoàng Hôn
Thể loại: Truyện ngắn   

Lời tác giả:
      Virginia, cái tên thoáng nghe nhiều người tưởng lầm là tiểu bang Virginia ở Mỹ, xin thưa ngay để bà con nông gia mình hiểu nó chính là cái phố nhỏ thuộc về hướng bắc của thành phố Adelaide thuộc tiểu bang Nam Úc đất rộng thênh thang, dân cư sống rãi rác, gồm nhiều sắc dân, trong đó có dân Việt mình, nghề chính là làm farm. Nơi đây cũng tạo ra rất nhiều huyền thoại, người viết xin sưu tầm và sấp xếp từng sự việc và từng chuyện cho suông sẽ để cống hiến cho đồng hương đọc chơi trong những lúc rảnh rổi. Những nhân vật trong truyện chỉ là sản phẩm tưởng tượng của tác giả, nếu có trùng hợp xin quí vị vui lòng bỏ qua và đừng tự cho nhân vật đó là mình. Được như vậy tác giả xin muôn vàng biết ơn. Còn trái lại thì tác giả cũng xin quí độc giả đừng đọc để tránh cho mình những hiểu lầm đáng tiếc. Thành thật tri ơn.
 
     Chuyện của anh em thằng Sủng đưa nhau ra tòa chia của đã kết thúc rất thương tâm làm lòng người ở Virginia nghiền ngẩm, và thường lấy đó làm bài học cho nhiều gia đình có đông con mà của cải thì nhiều, nên ở vùng hẻo lánh nầy nổi lên phong trào làm di chúc, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán xôn xao về luật chia của ở Úc, tuy chưa bao giờ nghe hoặc thấy nó ra làm sao thế mà họ vẫn nói như là họ đang cầm tờ di chúc trong tay, tờ di chúc ở Virginia lúc nầy đã trở thành cái mốt khoe của, mọi người khi gặp nhau thường đem chuyện di chúc ra nói, vô tình tờ di chúc trở thành cái họa gây chia rẽ và tan rã quan hệ gia đình giống như gia đình của cô hăm Ba...
      Cô hăm Ba làm farm ở Virginia đã lâu, cô là một trong những người đầu tiên đến vùng nầy để làm farm và cô cũng là một trong những người mua đất đầu tiên, nhờ cần mẩn và thời điểm thuận lợi đúng như ông bà thường nói 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa', cô hăm Ba được hai trong ba điều thuận lợi đó thành ra vợ chồng cô cũng nổi tiếng là giàu có, không ai biết tên thật của chồng cô ta là gì, nhưng người ta gọi ông ta là ông Cọp bởi biệt danh của vợ ông là cô hăm Ba, nghe nói chồng cô xuất thân từ Rạch Giá làm nghề đánh cá, còn cô thì con chủ vựa thành ra hai người quen nhau rồi lấy nhau, sinh được ba thằng con trai, đứa lớn 12 tuổi tên Chẻm, đứa thứ nhì 11 tuổi tên Đuối và đứa thứ ba tên Mực 9 tuổi, khi miền nam lọt vào tay cộng sản, mọi việc làm trở nên khó khăn, trong tay sẳn có tàu nên cả gia đình cô quyết định vượt biên, bởi rất rành biển nên chuyến đi trót lọt và đến thẳng Darwin Úc Châu năm 78 rồi được chánh phủ Úc đưa về Adelaide cho định cư, với bản tánh cần mẩn và phải chăm sóc gia đình gồm năm miệng ăn ông làm tất cả công việc như cắt nho, tỉa cành táo hoặc đi hái dâu.v.v.. ngoài ra ông cũng tận dụng miếng đất sau nhà để trồng những thứ rau Á Châu đem bán cho shop tàu, ở Adelaide vào thời điểm nầy không mấy đông người Việt nên ai cũng biết gia đình ông Cọp, có lẻ nhờ vào sự tháo vát của ông, vợ chồng ông càng nổi tiếng hơn nữa khi ông đưa cả gia đình về vùng Viginia để làm farm, sự thành công vượt bực của ông ai cũng biết đến, có một điều làm ông không vui là con cái của ông chỉ có một đứa  ăn học tàm tạm được là thằng út còn hai thằng lớn thì coi như chỉ biết ăn chơi, cũng vì có tài sản và sợ rủi ông nằm xuống mấy đứa con giành nhau đem ra tòa như anh em thằng Sủng nên ông cũng bắt chước thiên hạ làm di chúc, sự chia chát tài sản của ông trong tờ di chúc chỉ có ông vợ ông và ông luật sư biết, mấy thằng con cũng muốn biết mình được chia bao nhiêu, nhiều lần định hỏi nhưng thấy ông mặt lầm lì nên chẳng dám, trong đầu ba thằng con mỏi đứa đều có dấu hỏi và nghi kỵ nhau chúng đua nhau bợ đở cha mẹ chúng, ngỏ hầu kiếm lợi về sau, vợ chồng ông Cọp cũng ngạc nhiên không ít khi thấy ba đứa con của mình bổng dưng thay đổi một cách đột ngột, hai thằng lớn ăn chơi có tiếng nay lại chú tâm làm việc, còn thằng nhỏ thì cố gắng học hành, thấy con mình như vậy ông cũng hài lòng cứ ngở là chúng đã lớn nên tánh tình thay đổi, ông đâu có ngờ trong đầu chúng âm mưu hạ nhau để giành cái tài sản mà vợ chồng ông tức là cha mẹ chúng đã khổ cực tạo nên, thói đời là vậy vật chất làm mờ mắt con người bất kể ruột thịt miểng sau chiếm được lợi, cái hạnh phúc mà vợ chồng ông đang có chỉ là tạm bợ, cuộc sống của gia đình ông thật hạnh phúc cho đến ngày kia...chuyện bắt đầu từ bà hăm ba gặp và tâm sự cùng bà tư Luống...
     Bà hăm ba hôm nay trông khác hẳn mọi khi, nhìn tướng đi ai cũng biết là bà có niềm vui trong lòng, bởi bước chân nhanh gọn và nhất là bà nhìn ai cũng cười và chào hỏi dẩu bà chẳng quen biết, khác hẳn lúc trước, lầm lì chỉ chào hỏi nhau khi đụng mặt, bà ít nói chuyện với mọi người thế mà hôm nay gặp bà tư Luống đi bên kia đường bà kêu in ỏi:
- Bà tư ơi..bà tư ơi..qua đây tôi nó cho bà nghe chuyện nầy nè.
- Gì đó bà hăm ba, chuyện gì mà bà kêu tôi như bị cướp vậy?
- Thì bà qua đây tôi nói cho bà nghe.
       vừa kêu bà hăm ba vừa đi sang bên kia đường, chưa đến nơi bà đã nói:
- Bà biết không tôi làm di chúc rồi, mà cũng ngộ từ ngày làm tờ di chúc mấy thằng con của tôi thay đổi thấy rỏ, hai thằng lớn của tôi lúc nầy chăm lo làm chớ không ăn chơi như xưa còn thằng út thì học hành tiến bộ lắm!
      Bà hăm ba nói huyên thuyên như tâm sự chất chứa từ lâu mới có dịp bộc phát, bà đâu ngờ chuyện bà nói ngày hôm nay với bà tư là mầm móng khởi đầu cho sự tan vỡ gia đình sau nầy. Chuyện bà hăm ba làm di chúc chia gia tài cho con được truyền đi rất nhanh thiên hạ bàn tán một cách rất nhiệt tình, tài sản của gia đình bà hăm ba được thiên hạ chia như sau: gần như toàn bộ tài sản dành cho thằng út, còn hai thằng anh thì mỏi thằng chỉ được 2.5 mẩu đất trống mà vợ chồng bà hăm ba mua hồi hai năm về trước bên kia bờ suối, hiện giờ vẩn còn trống, khi xưa bà đã có ý định mua miếng đất nầy cho thằng Chẻm để cưới vợ làm ăn nhưng nó ăn chơi trác tán thành ra đến giờ vẩn chưa lấy vợ và miếng đất ấy vợ chồng bà cũng không cho ai mướn, nay chia cho hai anh em nó cũng đúng. Lời đồn đến tai bọn nhỏ, thằng út thì thích lắm nên ra vẻ hiếu thảo thêm còn hai thằng anh thì bất mãn ra mặt chúng không còn giả hiếu thảo nữa mà trở lại bản chất là ăn chơi, tai hại hơn nữa là hai anh em nó trở nên thân nhau hơn tìm cách giành lấy gia tài, mặc dầu sự thật trong tờ di chúc chưa hẳn là chia như lời đồn của thiên hạ.
      Hôm nay ở carpark trước cửa shop Tàu, cô tư lùn gặp cô ba cao liền hỏi ngay:
- Ê bà cao! tôi nghe người ta nói hai anh em thằng Chẻm đánh thằng em út phải đưa vào bệnh viện phải không bà?
      Làm ra vẻ như người rất rành câu chuyện bà cao nói:
- Thì trước sau gì cũng đi đến trường hợp đó thôi, mấy năm trước hồi tụi thằng Chẻm còn nhỏ tôi đã nhìn thấy chúng nó không thương nhau rồi, tôi có nói cho bà hăm ba nghe, bà ta không thèm để ý đến, bả còn nói: 'Bà chỉ nói chuyện tào lao, con nít biết gì thương với không thương, mà bà làm gì biết chuyện nuôi con, cái thân trơ trụi một mình không lo lại đi lo chuyện thiên hạ'.
      Ra vẻ phân trần, bà cao nói:
- Đó bà thấy chưa? giúp người ta chẳng được ơn lại còn bị tiếng oán.
      Mà thật đúng như lời bà hăm ba nói bà cao đến vùng Virginia sống cũng trên mười năm nay, không ai biết bà đến tự lúc nào chỉ nghe bà nói mà thôi, người ta cũng không biết bà tên thật là gì, thiên hạ chỉ nhìn cái tướng ốm nhôm ốm nhách của bà mà gọi tên cho tiện, bà sống một mình không chồng con, hằng ngày bà lẩn quẩn ở shop tàu hoặc trong Woolworths thỉnh thoảng đi làm cho người ta vài ba ngày một tuần, bà rất siêng và làm rất kỷ mọi công việc nên bà có việc làm đều đặng cuộc sống coi như không thiếu thốn, chỉ có một điều người ta không thích ở bà là nhiều chuyện, nếu bà biết được chuyện gì hoặc nghe nói điều gì thì bà gặp ai bà cũng kể lại còn thêm hoặc bớt cho câu chuyện trở nên hấp dẩn như chuyện anh em thằng Chẻm ngày hôm nay.
Nghe bà cao than phiền bà hăm ba, cô tư lùn tỏ vẻ thông cảm nên nói:
- Thì thôi nói làm chi cho mệt tấm thân, bà thương người ta biết người ta có thương mình hay không?
- Thì tôi cũng biết vậy nhưng bà cũng biết tánh tôi thương người, thà không biết thì thôi chứ biết trước mà không nói nhở gia đình người ta có nạn mình cũng thấy mang tội.
       Ngưng một chút bà nói tiếp:
- Bây giờ xãy ra rồi đó, tôi nghe nói hai thằng anh nhậu say mèm về nhà kiếm chuyện với thằng út lời qua tiếng lại vài ba câu hai thằng nhào lại đánh một thằng, mà bà biết không chúng đánh bằng cán cuốc nên thằng út bị thương nặng lắm chở đi bệnh viện nằm hổm rày chưa thấy về, bà hăm ba ở túc trực trong bệnh viện để lo cho nó. Nghe vậy cô tư lùn có vẻ ngờ vực nên hỏi lại:
- Sao bà rành quá vậy?
- Thì tôi cũng nghe người ta nói.
       Câu trả lời của bà cao làm cô tư lùn cụt hứng, mục đích của cô tư là muốn biết thêm về chuyện anh em thằng Chẻm bởi cô chỉ nghe loáng thoáng là chúng đánh nhau nhưng chẳng biết lúc nào và thương tích ra làm sao, nếu có dịp nói về chuyện nầy thì cô làm sao mà kể cho hấp dẩn, biết là bà cao cũng không biết gì như mình nên tìm cách để đi:
- Cũng trưa rồi tôi phải đi công chuyện chào bà nha, bước vài bước cô tư quay cổ lại nói như dặn dò, nếu biết thêm chuyện anh em thằng Chẻm bà nhớ cho tôi hay nha bà cao?
      Sự thật thì anh em thằng Chẻm có đánh nhau nhưng không đến nỗi như người bàng quang bàn tán, hôm ấy thằng em đi học về  thấy bà hăm ba vai mang bình xịt thuốc và cũng thấy hai thằng anh mình đứng nói chuyện gần đó, nó vã lờ không thấy, muốn lấy điểm nó nói lớn:
- Trời đất ơi, má làm gì vậy? tuổi đã lớn mà còn đi xịt thuốc, không tốt cho sức khỏe đâu để con xịt cho. Hai thằng anh nghe được biết là em mình muốn hạ mình để giành lấy gia tài chúng nổi nóng nên cấy lại:
- Biết vậy sao không ở nhà mà phụ việc nhà, hằng ngày làm bộ ôm tập đi học, chứ tao nghe người ta nói mầy ra ngoài City lởn vởn ở những nơi ăn chơi cùng mấy thằng bạn mắc toi của mầy cả ngày, tới chiều mới về còn làm bộ như là hiếu thảo, tao biết mầy có mục đích mà.
      Câu nói của thằng Chẻm đánh trúng tim đen của thằng út nó nổi quạu chửi mắng lung tung lời qua tiếng lại sanh chuyện đánh nhau, cũng may lúc đó có chú sáu Mò ghé đóng hụi nên can ra, bằng không chắc có chuyện lớn. Chuyện chỉ có vậy, chú sáu về kể lại cho vợ chú nghe thế là cả vùng Virginia đều biết, tiếng đồn càng ngày càng xa câu chuyện trở nên gai cấn, người ta thêm khúc nầy bớt khúc nọ và kết cuộc thì đổ lổi cho tờ 'Di Chúc' đã làm cho gia đình bà hăm ba tan nát.