Nguyệt San Số 10


Chuyện nhảy đầm
Tác giả: Phạm Hoàng Hôn
Thể loại: Truyện ngắn   

**Lời phi lộ
......Virginia, cái tên thoáng nghe nhiều người tưởng lầm là tiểu bang Virginia ở Mỹ, xin thưa ngay để bà con nông gia mình hiểu nó chính là cái phố nhỏ thuộc về hướng bắc của thành phố Adelaide thuộc tiểu bang Nam Úc đất rộng thênh thang, dân cư sống rãi rác, gồm nhiều sắc dân, trong đó có dân Việt mình, nghề chính là làm farm. Nơi đây cũng tạo ra rất nhiều huyền thoại, người viết xin sưu tầm và sấp xếp từng sự việc và từng chuyện cho suông sẽ để cống hiến cho đồng hương đọc chơi trong những lúc rảnh rổi. Những nhân vật trong truyện chỉ là sản phẩm tưởng tượng của tác giả, nếu có trùng hợp xin quí vị vui lòng bỏ qua và đừng tự cho nhân vật đó là mình. Được như vậy tác giả xin muôn vàng biết ơn. Còn trái lại thì tác giả cũng xin quí độc giả đừng đọc để tránh cho mình những hiểu lầm đáng tiếc. Thành thật tri ơn.

Chuyện nhảy Đầm.    
     Tin chú tư Càng Long bị thiếm tư kêu cảnh sát bắt làm bàng hoàng mọi người ở Virginia bởi chú là người hiền lành chăm chỉ làm ăn không nhậu nhẹt và cờ bạc, gia đình chú sống ở vùng nầy tương đối lâu, chú có tiếng là người chồng hiền hậu vì chú rất chìu chuộng vợ con, không bao giờ rầy la điều gì, thiếm tư muốn làm gì chú cũng không phản đối, chú chỉ nhỏ nhẹ nói khi thiếm làm chuyện gì mà chú thấy quá đáng. Hôm nay tin chú bị thiếm tư kêu cảnh sát bắt làm ngạc nhiên mọi người, đi đâu cũng nghe nói về chú, người ta chỉ đoán mò câu chuyện, sự thật thế nào không ai biết, có điều thiên hạ đồn đúng một trăm phần trăm là chú tư hiện ở đồn cảnh sát Elizabeth tạm thời chờ bảo lảnh.
            Trong góc phòng tạm giam ở đồn cảnh sát chú tư ngồi dựa lưng vào vách tường, chân rút lên chịu cánh tay chỏi vào má, đôi mắt chú tư nhìn xuống nền xi măng móc thích của nhà tù mà hồi tưởng lại chuyện đã qua...trong đầu chú vẩn còn văng vẳng tiếng của thiếm tư....
- Con người của ông càng ngày càng hôi, mùi thuốc sát trùng dậy cả nhà tôi chịu hết muốn nổi, ông nhìn lại mà xem tướng của ông, ra đường đi chung với ông tôi mắc cở muốn chết. Câu nói của thiếm làm chú tư giận run cả người nhưng chú vẩn điềm đạm mà nói:
- Thì bà cũng biết làm rẫy mà, không hôi thì làm sao có tiền để cho bà ăn xài, lời nói như trách móc của chú làm cho thiếm tư càng thêm tức, mà no thì mất ngon giận mất khôn bà thẳng thừng hạ nhục chồng mình không thương tiếc. 
- Ông tưởng chỉ có mình ông mới làm ra được tiền hả? đem sức trâu ra cày mà chỉ lượm bạc cắc còn nói, người ta kiếm tiền vạn mà không cần ra sức lại được mặc đẹp, ăn ngon, đã vậy mà còn có kẻ đón người đưa. Nghe bà vợ nói thế chú tư như người từ cung trăng rớt xuống, chú hỏi:
- Bà so sánh tôi với ai mà bà nói thế? biết mình lở lời nhưng thiếm tư vẫn ngang bướng:
- Thì ông tự hiểu lấy, hơi sức đâu mà nói cho ông nghe. Chú đâu có ngờ trong những lúc chú bận rộn cùng công việc cã ngày, đầu tắc mặt tối làm như chạy cho kịp vụ mùa mà vẫn không kịp, chú thương vợ không muốn kêu bà phụ giúp bởi việc đồng án rất là cực nhọc, thiếm tư chỉ lo việc nhà và cơm nước thành ra cã ngày chẳng có việc gì làm, ông bà thường nói 'nhàn cư vi bất thiện' quả không sai, thiếm nghe lời người bạn láng giềng ghi tên học nhảy đầm với lý do là giống như tập thể dục thẩm mỹ, ngày đầu tiên thiếm đi đến nơi dạy nhảy mà không dám vào bởi thiếm có biết nhảy đầm là gì đâu còn nhạc lý thì thiếm lại càng mù tịt, hồi còn ở Việt Nam thiếm rất thích cải lương, thần tượng của thiếm là Út bạch Lan và Thành Được, đôi khi thiếm còn ngâm nga vài câu vọng cổ mà thiếm ưa thích, bây giờ qua Úc cuộc sống của thiếm đã thay đổi, tuy không giàu bằng ai nhưng cũng không thua người khác, nhờ vào tính cần mẩn của chú tư và nhờ số may chú trúng nhiều vụ mùa thành ra cuộc sống rất đầy đủ nên chú không cho thiếm ra làm rẩy nữa, ở không! nên tuy tuổi đã ngoài 50 mươi mà trông thiếm vẩn còn mượt mà lắm, ra đường thiếm ăn diện như bà hoàng còn chú thì như người ở đi theo hầu  thành ra thiếm thường hay lánh né đi cùng chú nơi đám đông lâu ngày sinh ra chán cuộc sống vợ chồng, thiếm cảm thấy là chú không còn xứng đôi với thiếm nữa, bây giờ đi học nhảy đầm tiếp xúc với những người mà thiếm cho là sang trọng chung quanh thiếm toàn là kẻ bợ đở bởi thiếm  thường hay bao tất cả mọi chi phí cho những buổi tổ chức nhảy đầm, nhưng thiếm có nhảy nhót gì đâu, thiếm học đầu thì quên đuôi, nhịp nhàng thiếm không nghe được nên thiếm cứ bước lộn xộn thế mà ông thầy dạy nhảy khen đáo khen để chỉ lấy lòng thiếm bởi ông cũng thèm thuồng cái tấm thân của thiếm, tuy tuổi cao nhưng thiếm trông trẻ và tướng tá cũng khá hấp dẩn bởi bộ ngực căng đầy và vòng eo thon nhỏ, dáng đi đong đưa, lắc qua lắc lại của bờ mong vun cao dưới lớp vải đen bóng trông thiếm rất khiêu gợi đã làm ông thầy mất hồn, ông ta đâu cần biết thiếm nhảy như thế nào miển ông được ôm thiếm vào lòng để thoả mãn dục vọng của ông ta thì thôi, còn thiếm tư thì tưởng như mình đang sống trong thiên đàng bằng những lời tâng bốc của ông thầy thành ra thiếm ngã vào lòng ông ta như con thiêu thân lao vào ánh sáng mà chẳng biết chết là gì. Thói đời là vậy một khi con người đã đổi thay, nhất là khi đời sống vợ chồng không còn tha thiết và sự nể phục không còn với nhau nữa thì lời nói của chú tư đâu còn làm cho thiếm tư để ý, sau khi nói câu 'ông tự hiểu lấy' bà đi thẵng ra phòng khách với vẻ mặt hinh hỉnh, cử chỉ của bà làm chú tư không kềm chế được nữa sẳn cầm trên tay cần xịt thuốc chú xáng vào đầu thiếm, kết quả là bây giờ chú phải ngồi trong nghà giam.
Mr Lâm ba Tư 'you can going home' tiếng của người cảnh sát lôi ông về hiện tại, ông uể oải đứng dậy đi theo người cảnh sát ra ngoài làm thủ tục.
Từ lúc con chú làm thủ tục bảo lảnh cho chú đến giờ chú lặng thinh không nói lời nào, mà thằng con của chú cũng im lặng, hai cha con trong đầu mỏi người đang theo ý nghỉ của riêng mình, bổng chú tư lên tiếng.
- Mẹ mầy sau rồi?  câu hỏi đột ngột của chú tư nó nghe không rõ nên hỏi lại:
- Ba nói gì con không nghe?
- Tao hỏi mẹ mầy sau rồi? thằng Cầu nói
- Con cũng không biết, hồi sáng nầy sau khi ba đánh mẹ, cảnh sát gọi xe cứu thương đến chở mẹ đi nhà thương, con có vô nhưng trong nhà thương nói mẹ không sao nên đã cho mẹ về rồi, con về nhà mà không thấy mẹ, đi đâu con cũng không biết nữa.
 Nghe thằng con nói chú tư trầm ngâm có vẻ suy nghỉ, trong đầu chú đã định sẳn con đường đi cho chú trong tương lai, chợt chú hỏi thằng Cầu:
- Con có biết tại sau ba đặt tên con là 'Cầu' không? thằng Cầu lắc đầu ra vẻ không biết, chú nói:
-  Để ba kể cho con nghe, bằng giọng xúc động chú kể:
Hồi xưa khi còn con gái má của con bị bệnh nặng tưởng đâu đã chết nhưng nhờ gia đình khá giả ông ngoại của con đưa má con đi Sài gòn chửa trị, nghe nói phải chạy điện thành ra không thể sanh con, trong xóm không ai dám cưới, lúc đó chỉ có ba là mồ côi cha mẹ đang làm công cho ông ngoại con, thấy ba cũng được nên ông ngoại con đã ngỏ lời gả mẹ con cho ba, sự thật thì ba cũng biết tình trạng bệnh của mẹ con nhưng ba vẩn bằng lòng vì mẹ con hồi còn nhỏ đẹp lắm, ba đã từng ước mơ được cùng bả xây dựng hạnh phúc gia đình, ba đâu ngờ ước mơ của mình thành sự thật, con biết không ngày xưa câu môn đăng hộ đối thật là quan trọng, làm công như ba không dể gì cưới được vợ, vậy mà ba cưới được người đẹp lại có của, từ thằng ở đợ ba nhảy lên làm con rể ông chủ, năm sau ông ngoại con qua đời, bà ngoại con cũng đi theo chỉ vài tháng sau đó, ông bà chỉ có mẹ con là con một nên sau khi ông bà ngoại con qua đời tất cả tài sản đều thuộc về ba mẹ, cuộc sống vật chất thì đầy đủ nhưng vẩn cảm thấy thiếu vắng tiếng trẻ thơ, ba mẹ thường hay làm phước để cầu tự, ngày qua ngày niềm mong muốn coi như tuyệt vọng cho đến năm 73 chiến tranh càng lúc càng dử dội, việt cộng tràng lan cả xóm ngày ngày đánh nhau ngay trong làng ba bàn cùng mẹ con di tản ra thành phố sống, trong lúc nầy thì mẹ con lại mang thai con, nữa mừng nữa lo, không biết sanh con ra sẽ làm sao, nhờ mẹ con còn được một  ít nữ trang mang theo nên cũng lo cho con chào đời được êm thắm, ba mẹ đặt con tên 'Cầu' bởi đó là sự cầu khẩn của ba và mẹ, sinh con ra được năm tháng thì miền nam lọt vào tay cộng sản, cuộc sống cơ cực hơn, của cải mang theo ăn hoài thì cạn, tình cờ gặp lại người quen với ông ngoại con ngày xưa sống bằng nghề buôn gạo, biết ba hiền thật thà nên rủ ba theo phụ giúp công việc, ông ta nói nhỏ cho ba biết buôn gạo là chuyện phụ, mục đích chính là tìm đường vượt biên, nghe đến từ vượt biên lúc đó ba không biết nó là cái gì, chỉ nghe ông giải thích là đi xa lánh nạn cộng sản, thế rồi ngày ấy cũng đến, gia đình gồm ba người mình lưu lạc xứ người, cuộc sống tha hương đã làm mẹ con tiều tụy rất nhiều, ba cố gắng để gầy dựng sự nghiệp, trong đầu ba nguyện sẽ làm bằng mọi cách cho mẹ con có cuộc sống như xưa... khẽ lắc đầu chú tư nói tiếp, thật ba không ngờ đến tuổi nầy lại ngồi tù vì tội đánh vợ. Thằng Cầu nãy giờ chỉ lặng thinh để nghe ba nó nói về cái tên của nó, nó nhìn ba nó bằng đôi mắt tràng đầy tình thương, từ trước đến nay nó có cảm giác ba nó là người lạnh lùng cọc cằn, bây giờ nó mới biết là ba nó có khổ tâm, khi hay tin ba nó đánh mẹ nó hành động nầy nó không chấp nhận, khi đến đồn cảnh sát để lảnh ba nó, trong lòng nó thậttình không muốn, nhưng phận làm con nó chỉ cố làm cho tròn với ý định là sau khi lảnh ra, nó sẽ nói cho ba nó biết thế nào là nếp sống văn minh, nhưng bây giờ nghe ba nó tâm sự, nó thông cảm nhưng vẫn không hiểu tại sao ba nó lại đánh mẹ nó, câu chuyện về tên của nó mắc mớ gì mà xãy ra cớ sự, bao nhiêu điều thắc mắc trong đầu, thằng Cầu chợt hỏi? như vậy ba đánh mẹ vì lý do gì? câu hỏi bất ngờ cuả thằng Cầu làm chú tư hơi ngở ngàng, chú biết là nó giận chú lắm bởi nó thương mẹ nó nhiều hơn chú, nó dám hy sinh tất cả cho mẹ nó, hôm nay nếu chú không giải thích rõ ràng chuyện nầy thì nó sẽ hận chú suốt đời, chú suy nghỉ một chút rồi từ tốn nói:
Ba biết con giận ba, chuyện người lớn con không hiểu đâu, nhưng ba muốn nói cho con biết là ba làm chuyện gì ba cũng biết hậu quả của nó và ba đã tính cho ba con đường rồi, chuyện tình cảm một khi nó đã bắt đầu có mầm mới thì trước sau gì nó cũng ra hoa mặc dầu là hoa tàn, ba biết được ba không còn chổ đứng trong lòng mẹ con nữa thì núm niếu chỉ đau lòng cho nhau mà thôi, ba xin lổi con là ba quá nóng, không dằn được để xãy ra chuyện, con thương ba bỏ qua cho ba nha, không biết trong tương lai cha con mình có dịp nói chuyện như bây giờ không, ba chỉ muốn nhắc nhở con một điều ráng tạo cho mình chổ đứng trong xã hội trước khi lập gia đình để tránh trường hợp như ba là vợ mình so sánh mình với người khác mà xãy ra đổ vỡ. Thằng Cầu nghe ba nó nói vậy nó cũng đoán được sẽ có điều không tốt xãy ra cho gia đình nó, chỉ có điều nó không đoán được là chuyện gì.
Đêm nay nằm một mình trong căn nhà tương đối rộng càng tăng thêm vẽ hoang vắng, chú tư nằm lăn qua lộn lại, mặc dầu đã quá nữa đêm mà chú vẫn không tài nào ngủ được, mọi hình ảnh xãy ra ngày hôm nay lần lượt hiện về trong đầu chú như cái máy quay phim đang chiếu lại khúc rẽ cuộc đời của chú và câu nói của người vợ mà chú thương yêu hết lòng đã đốt cháy tâm cang chú 'con người của ông càng ngày càng hôi' như lập đi lập lại trong đầu chú và những giọt nước mắt của chú đã chảy ra tự lúc nào, chú đã khóc..
Sáng nay nhà chú tư có rất nhiều xe cảnh sát và xe cứu thương, khúc đường nhà chú tạm thời bị ngăn lại cấm chạy xe, người ta đứng ngoài lằn băng của cảnh sát nhìn vào chỉ thấy thằng Cầu khóc sướt mướt, không ai biết chuyện gì chỉ nghe người ta nói lại là 'chủ nhà nầy đã thắt cổ chết hồi khuya'....