TRANG PHIẾM LUẬN


HIẾP DÂM NGÔN NGỮ
TRONG THỜI ĐẠI A-CÒNG(@).


Tác giả : Lang Thang Melbourne
Thể loại: Chuyện Phiếm

Lời Tác Giả: Chuyện phiếm: Hiếp Dâm Ngôn Ngữ Trong Thời Đại A-Còng(@) của tác giả Lang Thang Melbourne. Đây là bài phân tích văn chương các bài viết đăng trên trang Tản Mạn Văn Chương của báo Việt Luận. Tất cả hình ảnh, mệnh đề phân tích đều đăng trên công cộng internet. Vì vậy, xin các tác giả đừng chụp mũ BBT chúng tôi với cái tội vu khống, mạ lỵ....
BBT/DĐNGVN-NU

**************************

      Năm 1972 tôi theo học khóa đào tạo báo chí cấp tốc, nhằm đáp ứng nhu cầu phóng viên chiến trường, vị giáo sư khả kính dạy môn:  Căn Bản Báo Chí là một người Huế chánh tông dòng tộc nhà Nguyễn. Cứ mỗi lần thầy giảng về “xảo thuật” lôi cuốn độc giả khi viết báo, thầy thường hay nói: Mấy em muốn lôi cuốn độc giả thì phải Hiếp Dâm Ngôn Ngữ. Nhưng hiếp dâm cũng vừa thôi, đừng có “bề hội đồng” độc giả, sẽ bị phản tác dụng...Mỗi lần thầy tôi nói câu nầy ra thì cả lớp cười rộ lên, rồi thầy tôi chậm rải giải thích:
- Nầy các em! Câu chữ Hiếp Dâm Ngôn Ngữ ( HDNN ) tuy chữ tục nhưng mà ý thanh. Câu nầy ám chỉ những người bất tài, bất trung, háo danh, háo lợi...Họ muốn được nổi bật hơn người nhưng không có thực tài nên dùng xảo kế nầy để gạt gẩm thiên hạ...
       Từ đó, tôi nhớ mãi câu nói của thầy tôi và mỗi lần tôi đọc hay nghe ai nói về những người dùng xảo thuật HDNN để lừa thầy, phản bạn, chạy theo phe nhóm thế lực kim tiền... Thế là tôi nổi máu anh hùng: Thấy việc bất bình rút đao tương trợ.
       HDNN có hai loại: Hiếp Dâm Từ Ngữ và Hiếp Dâm Ý Tưởng. Sau đây, tôi lần lượt chứng minh và phân tích ý nghĩa của hai loại Hiếp Dâm nầy.
       Và nếu những ai có xem qua các bài viết trên trang Tản Mạn Văn Chương do ông “nhà báo” Tamar Le đảm trách, ắt hẳn đã đọc qua những bài viết của các tác giả: Tamar Le, Trâm Anh... Trong phạm vi bài viết nầy, Lang Thang tui lấy điển hình hai bài viết với tựa đề: Nguyệt Cầm Với Dáng Thu của tác giả Tamar Le và bài báo Ý Nghĩa Một Sắc Màu Harmony Week của tác giả Trâm Anh.
      Với vốn kiến thức học hỏi ngày xưa ở trường và hơn 50 năm kinh nghiệm của người viết lách, tôi mạo muội phân tích về lối viết Hiếp Dâm Ngôn Ngữ trong thời đại A-Còng của hai bài báo như sau:

I./ Nguyệt Cầm Với Dáng Thu-Tamar Le and Quỳnh Le:
       Chỉ xem phần giới thiệu tên tác giả: Tamar Le and Quỳnh Le. tôi nhận xét tác giả đã sử dụng ngôn ngữ “ba rọi” để hiếp dâm chủ đề. Ba rọi là lối viết nữa Việt nữa Anh, như loại thịt heo ba rọi, để nói lên mình là một người có kiến thức, có trình độ ngoại ngữ... Ở điểm nầy, nếu là  người viết báo chuyên nghiệp có trải qua trường lớp thì không bao giờ sử dụng ngoại ngữ pha trộn vào bài viết, ngoại trừ danh từ riêng.
1./ Hiếp Dâm từ ngữ:
        Tamar Le nhập đề bằng lối viết luân khởi, rằng:
** “ Trong âm nhạc và thi ca Việt Nam, mùa thu là thời gian được ca tụng và lãng mạn hóa nhiều nhất, mặc dù mùa thu ở Việt Nam thường đến với các vùng phía bắc, còn miền nam thì luôn luôn vui đùa với cơn gió hạ và gạo trắng trăng thanh.
       Một đặc thù dễ thương của người Việt Nam mình là thích lãng mạn hóa đời sống, cuộc tình và thiên nhiên quanh mình, vì khi nghĩ đến mùa thu, nhìn hình ảnh mùa thu, thì đã thấy tâm hồn mình dạt dào với dáng thu...(ngưng trích)...”..
         Chỉ một đoạn văn nhập đề nầy, ông đã hiếp dâm những từ ngữ như: Mùa thu là “thời gian”, “đặc thù  dễ  thương”, “cơn gió hạ” và “gạo trắng trăng thanh”..v..v...  Tôi xin hỏi Tamar Le: Thế nào là đặc thù dễ thương của người VN hả ông?
2./ Hiếp dâm ý tưởng: 
    Tamar Le ơi! Ông bảo rằng miền Nam không có mùa thu, chỉ có “vui đùa với cơn gió hạ và gạo trắng trăng thanh..?????? Thế thì ông đã nhận xét sai về thời tiết miền Nam rồi. Miền Nam ta có 4 mùa rỏ rệt: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Rồi ông cho rằng: Một đặc thù dễ thương của người VN mình là thích lãng mạn hóa đời sống...
      Trời ạ! Ông căn cứ vào tài liệu nào dám quả quyết: Đặc thù dễ thương của người Việt Nam mình là thích lãng mạn hóa đời sống.... Thưa ông Tamar Le, theo nghiên cứu về tính đặc thù của người VN, nhất là dân tộc kinh, tính đặc thù của người kinh là: Sống theo truyền thống nông dân, nắng dãi mưa dầu trên ruộng đồng, chan chứa tình quê dào dạt. Chắc ông chưa từng nghiên cứu về lịch sử VN. Lịch sử đã khẳng định rỏ ràng: Đời sống dân tộc VN có truyền thống Trữ tình từ ngàn xưa do tổ tiên ta lưu truyền lại. Ở điểm nầy, thể hiện rỏ nhất qua những vần thơ truyền khẩu đậm chất quê hương và ẩn hiện hầu hết trong kho tàng văn học Việt Nam. Vì vậy, nền văn học VN đã chú trọng đến khuynh hướng Trữ Tình làm yếu tố trong sáng tác. Theo như tôi nghiên cứu, khuynh hướng Lãng Mạn như ông đã nói, nó chỉ xâm nhập từ Tây Phương vào VN ta ở đầu thế kỷ 19. Vậy thì “sự lãng mạn hóa” như ông đã nói, tất yếu không phải là “một đặc thù của người VN” ông nhé. Nhân đây, tôi lấy điển hình về đặc thù dân tộc VN qua vần thơ trữ tình của một thân phận phụ nữ theo chồng về làm dâu xứ lạ:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
     Đây mới là một đặc thù của dân VN, chớ không phải “lãng mạn hóa đời sống” như ông đã viết.

II./ Ý Nghĩa Một Sắc Màu Harmony Week-Trâm Anh:
       Nhập đề bài viết, Trâm Anh giả vờ “con nai vàng ngơ ngác”, rằng: Nếu như không nhận được thư mời của hội AVA đến tham dự buổi ca nhạc chào mừng tuần lễ Harmony week thì có lẽ tôi không để ý lắm tuần lễ này diễn ra khi nào, và ý nghĩa của nó ra sao ngoài việc biết mang máng là tuần lễ ủng hộ cho một nền văn hóa đa văn của nhiều sắc dân trên cùng một lãnh thổ...(ngưng trích).
        Căn cứ vào đoạn văn nhập đề của bà Trâm Anh, tôi phân tích như sau:
1./ Hiếp dâm từ ngữ:
       Bà Trâm Anh ơi!
      Ngay cả tựa đề bài viết, bà đã hiếp dâm từ ngữ một cách “sống sượng”: Ý Nghĩa Một Sắc Màu Harmony Week là gì hả bà Trâm Anh.? Theo như tài liệu thống kê của Úc, sắc tộc Việt Nam là sắc tộc hội nhập nhanh nhất vào xã hội Úc. Ưu điểm nầy đã thể hiện rỏ ràng qua sự thành công trong lãnh vực giáo dục của thế hệ tiếp nối chúng ta... Quá trình hội nhập của cộng đồng Việt Nam được nổi bật trong những sinh hoạt mang tính Đa Văn Hóa, như:  Lễ Quốc Khánh, lễ Chiến Sĩ Trận Vong, lễ Long Tân và nhiều lễ hội khác...Và hiển nhiên, trong những lễ hội nầy, mỗi sắc tộc tham dự đều thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Riêng về sắc tộc VN, đặc trưng văn hóa nổi bật của người phụ nữ là chiếc áo dài truyền thống. Vì vậy, phụ nữ Việt tham dự các lễ hội mang tính Đa Văn Hóa đương nhiên phải mặc quốc phục của quốc gia mình. Điều nầy không có gì để bà Trâm Anh phải “hiếp dâm từ ngữ” tựa đề bài viết bằng cụm từ hoàn toàn tối nghĩa: Ý Nghĩa Một Sắc Màu Harmony Week..
2./ Hiếp dâm ý tưởng:
     Theo như tôi tìm hiểu, bà Trâm Anh đã định cư ở Úc hơn một thập niên và dấn thân vào sinh hoạt cộng đồng trên lãnh vực văn hóa và văn nghệ. Vậy thì tôi thắc mắc với bà rằng: Không lẽ từ trước đến giờ bà chưa từng tham dự vào những sinh hoạt lễ hội ở Úc sao? Thế mà hôm nay, bà muốn người ta chú ý đến, bà sử dụng câu văn “điều kiện cách” để đánh bóng và khoe khoang bà là nhân vật quan trọng (VIP) được “mời” tham dự Harmony Week năm 2021. Ở điểm nầy, bà đã giấu đầu lòi đuôi.
     Vào đầu bài, bà Trâm Anh viết rằng: 
- Nếu như không nhận được thư mời của hội AVA đến tham dự buổi ca nhạc chào mừng tuần lễ Harmony week thì có lẽ tôi không để ý lắm tuần lễ này diễn ra khi nào, và ý nghĩa của nó ra sao ngoài việc biết mang máng là tuần lễ ủng hộ cho một nền văn hóa đa văn của nhiều sắc dân trên cùng một lãnh thổ...(ngưng trích).
      Rồi bà Trâm Anh thả hồn lâng lâng vào cõi mộng, gởi gió cho mây ngàn bay, bà đã thú thật rằng:
- Từ năm 1999, hơn 80,000 sự kiện dành cho Harmony Week đã được tổ chức ở các trung tâm giữ trẻ, trường học, nhà thờ, các nhóm cộng đồng sắc tộc, các thương nghiệp, và các đại lý thuộc liên bang, tiểu bang, chính quyền địa phương trên toàn nước Úc. ...(ngưng trích).
      So sánh hai mệnh đề nầy, nếu những ai có kinh nghiệm về báo chí thì mới biết bà Trâm Anh đã hiếp dâm ý tưởng để độc giả chú ý đến mình... Khâm phục, khâm phục.!!!
      Đọc qua hai bài viết nơi trang Tản Mạn Văn Chương đăng trên báo Việt Luận, tôi mới ngạc nhiên rằng: Ở thời đại A-Còng, những người cầm bút cứ tha hồ hiếp dâm ngôn ngữ, không giống như thời xưa của tôi làm báo chí! Và chắc có lẽ nhờ tiến bộ của Khoa Học và kỹ thuật nên người cầm bút thời nay có thêm kỹ xảo mới: Photoshop những tấm hình xấu thành mỹ nhân rồi đưa lên Face Book, thi vị hóa sắc đẹp lẫn nhau, như nàng Kiều của Nguyễn Du qua hai câu thơ:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha..

      Phải chăng, một hình thức “hiếp dâm hình ảnh” đang áp dụng ở trang Tản Mạn Văn Chương, do anh chàng nhiếp ảnh gia Andy Ngo, phu quân của bà Trâm Anh đảm trách.
       Thế mới biết! Thời đại A-Còng(@) có thêm  nghệ thuật Hiếp Dâm Hình Ảnh nữa.!

Lang Thang Melbourne, 07/4/2021