TRANG PHIẾM LUẬN


TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG
Chủ đề Hiếp Dâm Ngôn Ngữ.


Tác giả :Năm Cà Chua
Thể loại: Chuyện Phiếm

Lời Tác Giả: Chuyện phiếm Tản Mạn Văn Chương, Chủ Đề Hiếp Dâm Ngôn Ngữ của tác giả Năm Cà Chua trích trong tác phẩm: Chuyện Phiếm Thời Đại A-Còng của nhà văn Dương Đại Trường. Đây là câu chuyện có nội dung mang tính hư cấu, dựa theo bối cảnh sinh hoạt hội đoàn ở Melbourne. Vì vậy mọi sự trùng tên với độc giả, chúng tôi thành thật xin cáo lỗi.

*******************************

 

 

      Tối hôm qua, tình cờ Năm Cà Chua tui lang thang trên Viet Luận Online, tui đi lạc vào trang: Tản Mạn Văn Chương do Tamar Le đảm trách. Thú thật với bà con, đây là lần đầu tiên tui vào trang nầy. Bởi lẽ, Năm Cà Chua tui suốt tháng ngày bận bịu lo chăm sóc hoa màu trên nông trại để kiếm tiền mưu sinh cho qua ngày đoạn tháng nơi xứ lạ quê người nên không có thời gian để mà đọc báo... Thêm nữa, lực bất tòng tâm, nên tui cũng phải gác kiếm ẩn dật là vừa với cái tuổi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời xế bóng: Thất thập cổ lai hy!
     Nhưng khi lạc vào vùng trời mê ly với cụm từ: Tản Mạn Văn Chương. Năm Cà Chua tui mới nhận thấy mình thật là non yếu trong lãnh vực viết lách. Cũng có lẽ, sự non yếu của tui bắt nguồn từ căn nguyên “lão hóa” của trí óc.
     Trở lại cụm từ Tản Mạn Văn Chương, tui xin định nghĩa văn chương là gì, để cho quí độc giả thấu hiểu. Theo như những nhà phê bình văn học Việt Nam trước 1975, văn chương được định nghĩa như sau: Văn Chương là nghệ thuật dùng từ ngữ văn vẻ, chảy chuốt bóng bẩy để diễn tả một chủ đề trong cuộc sống con người. Văn chương và Văn học thường bị đánh đồng với nhau về ý nghĩa. Nhưng thật ra, hai từ ngữ nầy khác nhau. Nếu nói theo toán học: Văn học là tập hợp của Văn chương. Ở điểm nầy, nền văn học Việt Nam thời trước 1975 chia ra làm 4 khuynh hướng Văn Học như sau:
1./ Khuynh hướng Trữ Tình: Tác giả thuộc loại nầy sáng tác những tác phẩm chan chứa nỗi lòng của mình trước sự việc xãy ra của xã hội.
2./ Khuynh hướng Lãng Mạn: Tác phẩm với nội dung tuôn trào về tình yêu, tình thương như con sóng đại dương lan tỏa vào bờ...
3./ Khuynh hướng Thời Thế: Hay còn gọi là khuynh hướng Quốc Gia. Tác giả của khuynh hướng nầy sáng tác những tác phẩm mang nặng tình yêu tổ quốc, quê hương và thời cuộc...
4./ Khuynh hướng Trào Phúng: Tác giả chuyên về những tác phẩm mang tính châm biếm, hài hước....
      Với 4 yếu tố nền văn học VN nêu trên, Năm Cà Chua tui tạm xếp loại trang: Tản Mạn Văn Chương của Tamar Le vào khuynh hướng Lãng Mạn. Nhưng!!!! Cái lãng mạn của Tamar Le đã sử dụng nghệ thuật “hiếp dâm ngôn ngữ” không đúng chỗ, nhằm để phóng đại hóa, tài năng hóa, thần thánh hóa nhân vật trong bài viết. Điển hình, Tamar Le đã tài năng hóa nhân vật Trâm Anh từ nha công thành nha sĩ (?????). Và thêm nữa, gần đây nhất, bài viết giới thiệu về chương trình: Nguyệt Cầm với Dáng Thu. Trong bài viết nầy, Tamar Le đã không ngượng ngùng dùng xảo thuật “hiếp dâm ngôn ngữ” để viết thành đoạn văn mang tính ảo tưởng: “....Melbourne là thành phố duyên dáng với bốn mùa, nhưng phải nói khi mùa thu đến với thành phố này, thì tiên cảnh cũng không thể so sánh bằng, mà nhất là khi mùa thu đến mang theo những chuyến mưa phùn, thì cuộc đời thi vị hơn với nhiều xúc cảm quay về, lãng mạn như vòng tay ôm lẻ loi cho đời mình còn mãi thương nhau...(ngưng trích)...”. Khi đọc qua đoạn văn nầy, Năm Cà Chua tui, vốn là một nông dân, chẳng hiểu gì về “tiên cảnh”, nhưng tui cảm thấy chàng văn sĩ Tamar Le so sánh thành phố Melbourne hơn cả “tiên cảnh”. Tui thắc măc rằng:  Ông Tamar Le có đến tiên cảnh lần nào chưa mà ông quả quyết “...thì tiên cảnh cũng không thể so sánh bằng..”. Ôi.! Tamar Le hiếp dâm ngôn ngữ đến thế sao.? Về việc hiếp dâm ngôn ngữ, khi còn học ở phân khoa  báo chí, ông Gs giảng dạy bộ môn nầy có phân tích rằng: Xảo thuật hiếp dâm ngôn ngữ dể thường đưa người viết lạc lối vào hư ảo của một sự kiện... Và chúng ta không tránh khỏi hiện trạng “bưng bô” cho nhân vật trong bài viết... Phải chăng, Tamar Le bưng bô cho nhóm Nguyệt Cầm trong chương trình: Nguyệt Cầm với Dáng Thu...???
    Than ôi! Người cầm bút thời đại A-Còng rẻ mạt đến thế sao.! Rẻ mạt hơn ngày xưa bán văn chương của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Văn chương hạ giới quá rẻ nên thi sĩ tiền bối bèn lên tiên cảnh để bán văn chương, giống như Tamar Le so sánh Melbourne với tiên cảnh:
Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
.........
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều....
(Ngưng trích)...

     Chuyện văn chương hạ giới quá rẻ nên buồn quá phải không Tamar Le.?

Virginia ngày 02/4/2021.
Năm Cà Chua.