TRANG PHIẾM LUẬN


Chân Dung
Người Thổi Tu-Huýt

Tác giả: Mã Tử
Thể loại: Chuyện phiếm


Lời tác giả: Kể từ khi CSVN thi hành chính sách mở cửa để cứu nguy nền kinh tế theo định hướng XHCN. Ngay thời điểm nầy, sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại nói chung và ở Úc nói riêng, đã bị ảnh hưởng tuyên truyền của bọn Việt Gian nằm vùng, phân chia làm hai khuynh hướng rỏ rệt: Hòa hợp và bất hợp.
* Hòa hợp: Những người thuộc khuynh hướng nầy có chủ trương hướng về VN, gọi là xây dựng đất nước. Những hành động cụ thể của họ thường là tổ chức những buổi gây quỹ giúp đở nhà nước CHXHCNVN tiếp tục thống trị độc tài với chủ nghĩa phi nhân Cộng Sản. Nhóm của họ thường mượn danh nghĩa làm việc từ thiện như: Cứu trợ thiên tai, giúp đở trẻ em mồ côi, giúp đở người mù, gây quỹ cho những ông sư bà thầy, ông cha bà sơ thuộc diện Quốc Doanh... công du ngoại quốc để gom tiền về xây dựng quê hương.v..v..
* Bất hợp: Nhóm người thuộc khuynh hướng nầy có tinh thần chống cộng thật hay cuội chúng ta không biết được, và vài người nổi danh trong cộng đồng là thành phần yêu nước thương nòi. Họ tập hợp những bè bạn lại với nhau và dựng lên những tổ chức đấu tranh, tổ chức chống CSVN với những danh xưng nghe rất kêu! Nhưng thực trạng bên trong nội bộ của những tổ chức, hội đoàn, đoàn thể, phe nhóm, thường là những cuộc cải vả, phe phái, tranh giành quyền lợi...Có vài tổ chức phải lôi nhau ra tòa với tội danh mạ lị hay phỉ báng..v..v
      Bài viết nầy là một thiên phóng sự nhằm ghi lại từng sự kiện xãy ra trong sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam tại Nam Úc. Với tư cách một người cầm bút thuộc khuynh hướng hiện thực phê phán, tác giả lấy lương tâm con người để làm chuẩn ghi lại những chi tiết căn cứ trên: Việc thật, lời thật, thời gian thật, không gian thật. Mỗi mẫu chuyện được ghi lại dưới hình thức đối thoại và có hình minh họa .

       Thứ bảy tuần vừa qua, sáng sớm tôi lái xe đến phi trường Adelaide đón người bạn bên Mỹ qua Úc thăm gia đinh tôi sau hơn hai mươi năm xa cách! Buổi sáng thứ bảy hôm đó đẹp trời, có nắng ấm và hanh nên xua đi những cơn giá lạnh giữa mùa đông ở Nam Úc. Trên đường về nhà, sẳn dịp tôi lái xe chạy quanh vài con đường trong khu Althol Park cho người bạn tôi ngắm cảnh sinh hoạt buổi sáng của thành phố biểu tượng Lễ Hội ( The Festival state ), trước khi chúng tôi ghé hội quán Tao Phùng ăn điểm tâm với Bún Bò Huế. Khi xe chạy trên đường Hanson, ngang qua trung tâm sinh hoạt Youth Club, tôi thấy ông Nguyễn Phước Tâm đứng trên lề đường Hanson, ra hiệu cho những chiếc xe hơi đậu thứ tự vào carpark. Bạn tôi nhìn thấy người đàn ông trung niên miệng ngậm Tu-Huýt, ra hiệu cho xe chạy theo hướng chỉ tay của hắn, bạn tôi ngạc nhiên quay sang hỏi tôi:
- Anh chàng Việt Nam ngậm Tu-Huýt đang làm gì vậy Tử?
   Tôi trả lời:
- Đó là anh Phước Tâm, hội viên của hội CQN/QLVNCH/NU, ông ấy làm nghề Hướng Dẫn Parking cho hội CQN vào ngày thứ bảy hằng tuần. Vì hội CQN không có danh chánh ngôn thuận treo bảng hiệu "Bán Phở" nên đồng hương đi ăn phở không nhận ra được trung tâm bán phở!
- Sao miệng anh ta lại ngậm Tu-Huýt?
    Nghe câu hỏi ngây ngô của người bạn, tôi cười đáp:
- Phải có tiếng Tu-Huýt  vang lên đồng hương mới biết chỗ bán phở của hội mà ghé lại ủng hộ!
   Bạn tôi không nói, mắt nhìn chăm về hướng Phước Tâm, bổng thốt lên:
-Tử ơi! Mầy quay xe trở lại hội CQN, người thổi Tu-Huýt sao giống thằng “lính kiển” làm tà-lọt của tao ngày xưa quá vậy.!
     Tôi nghe lời yêu cầu của người bạn, làm tín hiệu quẹo mặt trờ lại Youth Club. Vừa làm động tác cho xe quẹo, tôi vừa hỏi:
- Mầy có nhìn lầm không hả Hiệp? Ông Phước Tâm là một sĩ quan của QLVNCH, nghe nói ông ta học khóa 2/72 của quân trường Thủ Đức, đang là hội viên của hội Võ Khoa Thủ Đức ở Nam Úc...
    Nghe tôi trả lời, người bạn nữa tin nữa ngờ, vì có thể người giống người, tên lại trùng tên. Bạn tôi khẻ nói:
- Nhưng trông hắn rất là giống thằng tà-lọt của tao năm xưa, cũng tên là Nguyễn Phước Tâm!
- Vậy hả!
      Xe chưa dừng lại hẳn trên đường Hanson,  trước cửa You Club, người bạn tôi hối hả mở cửa xe bước xuống, chạy ngay đến Phước Tâm, reo lên:
- Anh có phải là Nguyễn Phước Tâm, tiểu đoàn 32 Biệt Động Quân không?
     Vì quá bất ngờ gặp lại vị chỉ huy cũ của mình nên Phước Tâm quên che dấu thân phận, vui mừng thốt lên:
- Oh! Thiếu tá Hiệp! Ông qua Úc khi nào?
- Mới vừa tới sáng hôm nay.
- Thiếu tá có thân nhân ở Nam Úc hả?
- Không có, qua Úc thăm người bạn cùng khóa Thủ Đức năm xưa.
      Chợt nhìn thấy tôi, Phước Tâm bối rối nói ẩm ờ, chỉ tay về phía bạn tôi rồi giới thiệu:
- Đây là thiếu tá Hiệp, tiểu đoàn trưởng của tôi ngày xưa trong QLVNCH.
        Tôi gật đầu cười mĩm:
- Vậy hả!
         Vì Phước Tâm từ trước đến giờ khai man là sĩ quan của QLVNCH, hắn đã xin gia nhập làm hội viên của hội Võ Khoa Thủ Đức-Nam Úc, hôm nay gặp lại vị chỉ huy cũ, trông hắn sượng sùng. Tôi hiểu được tâm lý Phước Tâm, nói sang chuyện khác để gở rối tơ lòng cho hắn:
- Hôm nay gặp lại vị chỉ huy cũ, đãi chúng tôi một chầu phở đi anh Tâm?
    Nghe tôi nói mở lời, Phước Tâm vồn vả nhận lời:
- Vâng được! Mời hai anh vào hội quán ăn phở.
     Phước Tâm vừa đi vừa nói với bạn tôi:
- Đã hơn ba mươi sáu năm rồi em mới gặp lại thiếu tá!
     Bạn tôi gật đầu:
- Vâng! Kể từ ngày giả từ vũ khí!
      Ba chúng tôi ngồi vào bàn, vừa ăn phở vừa chuyện trò nhắc về những ngày xưa. Ăn xong, Phước Tâm nhìn tôi như có điều gì muốn khẩn cầu.Tôi hiểu ý hắn, nháy mắt làm hiệu bảo ra ngoài nói chuyện.
     Tôi đứng dậy vổ nhẹ vào vai Hiệp:
- Tao có chuyện riêng muốn nói với Phước Tâm, mầy ngồi lại bàn uống trà và đọc báo.
      Tôi đến quầy thu tiền, lấy tờ Nam Úc Tuần Báo đưa cho Hiệp rồi đi ra ngoài. Phước Tâm hối hả theo sau, vừa khỏi cửa hắn kề tai tôi nói như van xin:
- Anh giữ kín dùm chuyện em khai là sĩ quan QLVNCH, khóa 2/72.
     Tôi vả vờ hỏi Phước Tâm:
- Em là sĩ quan của QLVNCH, phải hảnh diện, có gì xấu hổ đâu mà dấu diếm?
     Phước Tâm thật thà khai báo:
- Ngày xưa em là lính hoèn, một thứ lính kiển, chứ sĩ quan gì đâu! Em đã khai gian là sĩ quan QLVNCH cho oai phong, ở ngoại quốc nầy mình xưng là tướng cũng chẳng ai biết.
- Em phải có hồ sơ làm chứng từ khi xin gia nhập vào hội Võ Khoa Thủ Đức chứ?
      Phước Tâm cười khà, kể mánh lới của mình:
- Hồ sơ chứng minh là sĩ quan QLVNCH làm rất dể dàng! Chỉ cần năm trăm dollars thì anh có một hồ sơ giả của Công An CSVN cấp đầy đủ mọi thứ: Giấy ra trại, giấy trả quyền công dân, bất cứ giấy gì anh cần thiết….
    Tôi chau mày hỏi Phước Tâm:
- Em có đường dây làm giấy tờ giả hả?
      Phước Tâm cười tự đắc:
- Dĩ nhiên rồi! Rất kín đáo và uy tín!
      Ngừng giây lát rồi Phước Tâm khoe khoang:
- Ở Nam Úc nầy em đã làm cho nhiều người được hưởng tiền cựu chiến binh! Điển hình như ông đại gia Tư Bông ở vùng Virginia, em chạy cho ông ta đầy đủ hồ sơ Học Tập Cải Tạo chỉ có ba trăm dollars Mỹ, bây giờ ông ta được nhận tiền cựu chiến binh rồi đó!
- Em làm như vậy không sợ tổn đức sao?
- Có gì mà tổn đức! Tiền cựu chiến binh VN do chính phủ Úc cấp, tha hồ mà hưởng...
     Nghe Phước Tâm nói những lời vô lương tâm, tôi nhắc nhở và dạy đời hắn:
- Dù chính phủ Úc giàu có, nhưng anh giúp kẻ gian dối lường gạt tiền cựu chiến binh, đây là hành động tàn nhẩn và vô nhân đạo, hưởng tiền mồ hôi của những người đóng thuế cho chính phủ!
      Biết tôi không thích chuyện gian dối tiền cựu chiến binh, Phước Tâm vả lả:
- Thôi! Bỏ qua chuyện vớ vẩn của thiên hạ, mình vào trong nói chuyện với thiếu tá Hiệp...
       Tôi vừa ngồi xuống ghế, Hiệp hỏi tôi:
- Hội CQNQLVNCH/NU được bao nhiêu hội viên?
- Khoảng chừng hơn một trăm năm mươi người.
- Cả một tiểu bang Nam Úc mà chỉ có hơn 150 hội viên, so sánh với Cali bên Mỹ thì hội CQN/NU quá ít hội viên!
      Nghe Hiệp thắc mắc, tôi phân tích tình trạng sinh hoạt của hội CQNQLVNCH/NU:
- Với con số ước tính của cựu quân nhân QLVNCH cư ngụ tại Nam Úc,  thì khoảng hơn hai trăm người. Nhưng vì gần đây xãy ra phe nhóm nên nhiều anh em bỏ hội không còn sinh hoạt nữa!
     Phước Tâm tự nảy giờ bận việc rửa ly tách bên trong nhà bếp, xong việc hắn đến bàn chúng tôi ngồi xuống trò chuyện. Phước Tâm vì muốn tôi che dấu chuyện sĩ quan giả của hắn nên tâng bốc tôi lấy cảm tình:
- Ở Nam Úc nầy ai mà không biết danh anh Tử, một cựu sĩ quan QLVNCH có tinh thần phục vụ Cộng Đồng và làm nhiều việc từ thiện.
- Giống như chú mầy, mỗi thứ bảy làm thiện nguyện hướng dẫn cho đồng hương đậu xe, cũng là một việc làm thiện nguyện.
     Nghe tôi và Phước Tâm nói chuyện về việc làm thiện nguyện cho hội CQNQLVNCH/NU, bạn tôi xen vào tìm hiểu:
- Ngân quỹ điều hành của hội CQNQLVNCH/NU từ đâu có hả chú Tâm?
     Phước Tâm cười, nói khoe khoan tài nghệ của mình:
- Thông thường thì do hội viên đóng tiền niên liểm, nhưng không đủ chi phí sinh hoạt của hội,vì vậy em phải vận động anh em góp hụi nghĩa. Như ban chấp hành đương nhiệm, tôi mở được năm giây hụi, tổng cộng hơn hai mươi ngàn đồng để làm quỹ điều hành.
     Nghe Phước Tâm nói mánh lới kiếm tiền cho hội CQN, bạn tôi tâng bốc:
- Chú mầy làm hụi nghĩa kiếm được hơn hai chục ngàn cho hội, chú em phải là người có uy tín lắm trong hội CQN.!
     Phước Tâm cười khà, nói hách:
- Mấy đời chủ tịch tiền nhiệm của hội CQNQLVNCH/NU, cũng do công lao của Phước Tâm nầy mở hụi nghĩa để làm quỹ điều hành!
     Ngừng giây lát rồi Phước Tâm tiếp tục “nổ” về mình với vị chỉ huy cũ:
 - Thiếu tá nhìn thấy số lượng khách đến ăn phở ngày hôm nay, đông như thế nầy là do em thổi tu-huýt gom bạn bè, đến nỗi khan cổ họng!
       Bạn tôi chau mày hỏi:
- Chú mầy thổi tu-huýt bằng cách nào mà hay vậy?
      Phước Tâm gật đầu đắc ý trả lời:
- Em “làm farm chui” nên quen hầu hết những người công nhân hái trái cây trên vùng núi, em lên tiếng năn nỉ là họ kéo nhau đến ăn phở ủng hộ cho hội CQN. Chỉ cần phân nữa số lượng công nhân đến ăn thì hội đã bán được hơn một trăm tô phở rồi.
- Chiêu thức nầy cũng hay!
        Nghe Phước Tâm  khoác lác, thằng Sơn công nhân làm farm ngồi bàn kế bên lên tiếng:
- Nổ vừa thôi cha nội! Tuần rồi vợ chồng tôi đi khám bệnh, ông bác sĩ gia đình  mời vợ chồng tôi mỗi cuối tuần vào ngày thứ bảy đến Youth Club ăn phở để ủng hộ cho hội CQN sống còn. Nhưng chắc tôi không đến ăn lần thứ hai, vì phở nấu “tệ quá”!
        Phước Tâm bất ngờ bị một thực khách chê bai phở của hội CQN, sượng sùng quay sang tôi vả lả:
- Hội CQNQLVNCH/NU do ông Bs Tuân làm chủ tịch. Vì vậy, bà vợ bs Tuân quảng cáo bán phở cho bệnh nhân mỗi lần đến khám bệnh, là chuyện đương nhiên rồi! Em thổi tu-huýt, bà Bs Tuân  phát-loa, cả hai phối hợp mới có đông khách như hôm nay. Từ sáng đến giờ hội đã bán gần ba trăm tô...
     Bạn tôi nhìn quanh rồi nói thật lòng:
- Chúng tôi ngồi đã hơn hai giờ đồng hồ, từ chín giờ đến hơn mười một giờ! Chúng tôi đếm được chừng mươi người khách đến ăn phở, chú mầy nói đã bán gần ba trăm tô, vậy thì hội đã mở cửa bán vào lúc hai giờ sáng?
     Sơn nghe bạn tôi nói, xen vào:
- Tâm Tu-Huýt ơi! Ông khoác lác vừa thôi! Chỉ mỗi một buổi sáng thứ bảy mà hội CQN đã bán được ba trăm tô phở thì chẳng mấy chốc ban chấp hành đương nhiệm sẽ mua được căn nhà ở đường Lavinia để làm trung tâm sinh hoạt khang trang cho hội rồi! Và ông sẽ không còn dậy sớm, lái xe đường xa,  làm công nhân hái táo mỗi ngày!
     Nghe Sơn khai Phước Tâm là thành viên trong nhóm hái táo trên núi với Sơn, tôi thắc mắc hỏi:
- Anh Phước Tâm  đang hưởng tiền cựu chiến binh và có giấy phép đậu xe  của người tàn tật, anh Tâm có đủ sức khỏe đi hái táo sao?
     Thằng Sơn thật thà nói huỵt toẹt:
- Sức Phước Tâm vật trâu cũng chết! Nhưng nhờ cái tài thổi tu-huýt của hắn mà ông thầy lang cấp cho hắn giấy chứng thương, được đậu xe chỗ dành cho người tàn tật!
     Phước Tâm bẽn lẽn nhìn tôi phân bua:
- Năm trước em bị tai nạn xe gãy chân nên mới được bác sĩ gia đình chứng nhận tàn tật, không đi xa được!
      Sơn nghe Phước Tâm cải chính, hấc hàm hỏi:
- Bs chứng nhận cho anh không thể đi xa, nhưng sao anh trèo cây hái táo được?
         Phước Tâm biết mình bị lật tẩy gian dối bệnh tật, không trả lời câu hỏi của Sơn, nói lảng sang chuyện khác:
- Thiếu tá qua Úc chơi bao lâu? Có dịp ghé thăm nhà em?
- Anh phải ghé thăm gia đình của em chứ! Dù sao chúng ta cũng một thời Huynh Đệ Chi Binh...
      Tôi đứng dậy làm động tác ngắt ngang câu chuyện căng thẳng giữa hai người, giục bạn tôi:
- Mầy đi đường xa cũng thấm mệt, về nhà nghỉ ngơi rồi hôm nào rảnh rổi tao sẽ chở mầy đến thăm gia đình Phước Tâm.
       Trên đường lái xe về nhà, tôi thở dài quay sang nói với Hiệp:
- Trong xã hội sao lại có những con người muôn mặt gian dối: Gian dối sĩ quan, gian dối giấy đậu xe dành cho người tàn tật, dối gian nhựng lời hứa khi tranh cử, lừa thầy phản bạn..v..v..
        Hiệp cười mĩm rồi nói với tôi một câu bất hủ:
- Vì đó là Xã Hội của đất nước Tự Do!!!!!!!

   
 Mã Tử

25/7/2012